Việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa là hành vi trốn thuế?

Hạch toán hàng hóa bằng hóa đơn không hợp pháp? Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị xử phạt thấp nhất bao nhiêu tiền?

Hành vi trốn thuế qua việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa?

Căn cứ theo Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hành vi trốn thuế cụ thể như sau:

Hành vi trốn thuế
...
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
...

Như vậy, thông qua quy định trên thì việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa là hành vi trốn thuế.

Việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa là hành vi trốn thuế? (Hình từ Internet)

Những hóa đơn, chứng từ nào bị xem là không hợp pháp?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:

- Hóa đơn, chứng từ giả;

- Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

- Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị xử phạt thấp nhất bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP cụ thể về hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp để khai thuế bị xử phạt hành chính được quy định như sau:

Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Như vậy, thông qua quy định trên thì hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị xử phạt thấp nhất là 20.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là gì?

Căn cứ theo Điều khoản 3 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.

- Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.

- Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.

- Buộc lập hóa đơn theo quy định.

- Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.

- Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.

- Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Hành vi trốn thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào được xem là hành vi trốn thuế năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Khai man giá đất có thể bị truy cứu tội trốn thuế trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày không phát sinh số tiền thuế phải nộp có bị xem là hành vi trốn thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm khi kiểm tra thuế thì xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tang vật tạm giữ liên quan đến hành vi trốn thuế được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 11/TTrT Biên bản niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo Thông tư 80?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám nơi cất giấu tài liệu liên quan hành vi trốn thuế được tiến hành khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế mới nhất?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 147

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;