Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào?

Thực hiện áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước như thế nào?

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào?

Áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:

Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 81 và khoản 4 Điều 89 của Luật Quản lý ngoại thương.
...

Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:

Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
...
4. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước;
b) Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

Như vậy, việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

- Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước;

- Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Xem xét việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước khi có đề nghị của ai?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được xem xét khi có đề nghị của Bên yêu cầu về việc khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong giai đoạn từ khi có quyết định điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

Ai có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước?

Căn cứ Điều 87 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:

Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
b) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.

Thuế chống trợ cấp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống trợ cấp có phải là thuế nhập khẩu bổ sung không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống trợ cấp có phải là thuế nhập khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống trợ cấp là gì? Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là bao lâu?
Tác giả:
Lượt xem: 43

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;