Từ ngày 01/7/2025, lãi chậm nộp BHYT là bao nhiêu phần trăm? Tiền đóng BHYT có được giảm trừ thuế TNCN không?
Từ ngày 01/7/2025, lãi chậm nộp BHYT là bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 (văn bản có hiệu lực từ ngày 01/2/2017) quy định về lãi chậm nộp BHYT như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
3. Biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đông và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;
b) Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
c) Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động phải hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chỉ trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. 5. Chính phủ quy định chi tiết điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, lãi chậm nộp BHYT từ ngày 01/7/2025 là 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm đóng bảo hiểm y tế còn bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Từ ngày 01/7/2025, lãi chậm nộp BHYT là bao nhiêu phần trăm? (Hình ảnh từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến BHYT từ ngày 01/7/2025?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024) quy định các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025 như sau:
- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Tiền đóng BHYT có được giảm trừ khi tính thuế TNCN không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN, trong đó:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
...
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
c) Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
d) Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
đ) Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).
...
Như vậy, tiền đóng BHYT (hoặc các khoản bảo hiểm tương tự đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài) thì sẽ được trừ khi tính thuế TNCN.