Từ 01/01/2026 doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế giá trị gia tăng?

Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/01/2026?

Từ 01/01/2026 doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ khoản 25 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (văn bản có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

Đối tượng không chịu thuế
...
25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống; tài sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán ra; hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra; các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (văn bản có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định về hiệu lực thi hành của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 như sau:

Hiệu lực thi hành
...
2. Quy định về mức doanh thu của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế tại khoản 25 Điều 5 của Luật này và Điều 17 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
...

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2026, hộ, cá nhân kinh doanh, sản xuất có doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế thuế giá trị gia tăng.

Từ 01/01/2026 doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế giá trị gia tăng?

Từ 01/01/2026 doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế giá trị gia tăng? (Hình từ Internet)

Căn cứ tính thuế GTGT đối với cá nhân kinh doanh là gì?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế GTGT đối với cá nhân kinh doanh như sau:

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

(1) Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế GTGT đối với cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

(2) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

- Trường hợp cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai như sau:

- Phương pháp kê khai áp dụng đối với cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019.

- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.

- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế.

Nộp thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2026 doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển quyền sử dụng đất không phải nộp thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải khai nộp thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu thịt bò tươi nhập khẩu thịt bò tươi cho khách hàng cá nhân tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty nhập khẩu lúa mì thì có phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán tài sản bảo đảm để trả nợ có phải khai nộp thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
7 trường hợp không phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng là những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh thu dưới 200 triệu đồng có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2024 đối với doanh nghiệp sản xuất đồ uống không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh chứng khoán có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
Tác giả:
Lượt xem: 13

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;