Trường hợp nào phát sinh tiền thuế hải quan?
Trường hợp nào phát sinh tiền thuế hải quan?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2020/NĐ-CP thì 2 trường hợp sau sẽ phát sinh tiền thuế hải quan gồm:
[1] Hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 46/2020/NĐ-CP hoặc sau 30 ngày mà cơ quan hải quan điểm đi không nhận được hồ sơ, chứng từ của người khai hải quan hoặc của các cơ quan hải quan trong hành trình quá cảnh chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 46/2020/NĐ-CP;
[2] Hàng hóa quá cảnh chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hóa so với khai báo và các trường hợp khác làm phát sinh số thuế phải nộp.
- Bên cạnh đó, thì địa điểm xác định phát sinh số tiền thuế hải quan phải nộp là nơi hàng hóa quá cảnh xảy ra việc di chuyển bất hợp pháp hoặc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số và các trường hợp khác dẫn đến phát sinh tiền thuế hải quan.
Trường hợp không xác định được địa điểm cụ thể thì nơi phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp là nơi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện hàng hóa quá cảnh xảy ra việc di chuyển bất hợp pháp hoặc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số và các trường hợp khác dẫn đến phát sinh tiền thuế hải quan.
- Đồng thời, người chịu trách nhiệm đối với tiền thuế hải quan phát sinh phải nộp gồm có:
+ Người khai hải quan là người chịu trách nhiệm đầu tiên đối với số tiền thuế hải quan phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh;
+ Người bảo lãnh chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền thuế hải quan phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh nếu người khai hải quan không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế hải quan;
+ Người di chuyển hoặc tham gia vào quá trình di chuyển hàng hóa bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chịu trách nhiệm thanh toán nợ thuế hải quan tương ứng với lượng hàng hóa di chuyển bất hợp pháp. Việc thanh toán tiền thuế hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.
Người sở hữu hoặc nắm giữ hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chịu trách nhiệm thanh toán nợ thuế hải quan tương ứng với lượng hàng hóa sở hữu hoặc nắm giữ do di chuyển bất hợp pháp. Việc thanh toán tiền thuế hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.
Thời điểm tính thuế hải quan là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế
...
2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Như vậy, thời điểm tính thuế hải quan là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
*Lưu ý: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Trường hợp nào phát sinh tiền thuế hải quan? (Hình từ Internet)
Hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về việc thu hồi và hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan như sau:
- Thu hồi nợ thuế hải quan:
+ Các trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2020/NĐ-CP thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số tiền thuế hải quan phải nộp theo quy định hiện hành;
+ Việc thu hồi nợ thuế hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 24, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2020/NĐ-CP và pháp luật về thuế.
- Hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan:
+ Trường hợp chưa thu hồi được hoặc thu hồi chưa đủ tiền thuế hải quan thì cơ quan hải quan của nước có phát sinh tiền thuế hải quan yêu cầu cơ quan hải quan của nước tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh hỗ trợ thu hồi nợ thuế;
+ Trường hợp người quá cảnh lựa chọn hình thức đặt cọc thì khi nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan nơi phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp, cơ quan hải quan nước đi có trách nhiệm chuyển số tiền người khai hải quan đã đặt cọc cho cơ quan hải quan của nước phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp.
- Hình thức hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan:
Việc hỗ trợ thu hồi nợ thuế được thực hiện bằng hình thức văn bản hoặc thông qua hệ thống điện tử.
Khi có yêu cầu hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan, cơ quan hải quan yêu cầu hỗ trợ phải cung cấp cho cơ quan hải quan được yêu cầu hỗ trợ các thông tin tối thiểu sau:
+ Tên, mã số của người khai hải quan;
+ Số tờ khai quá cảnh, ngày đăng ký;
+ Số GRN;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành bảo lãnh;
+ Số tiền và lý do phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp;
+ Các thông tin khác (nếu cần).
Việc cung cấp, bảo mật thông tin thực hiện theo Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan.
- Thời hạn xử lý yêu cầu hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hỗ trợ, cơ quan hải quan được yêu cầu hỗ trợ phải thông báo cho cơ quan hải quan yêu cầu hỗ trợ biết về các thông tin:
+ Các hoạt động tiến hành để thu hồi nợ thuế hải quan và kết quả thu hồi nợ thuế hải quan (nếu có);
+ Lý do không thu hồi được, chưa thu hồi đủ hoặc từ chối hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan.
- Ngừng hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan:
Trường hợp người khai hải quan xuất trình chứng từ, tài liệu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng minh khoản nợ thuế hải quan đang được xem xét tại nước phát sinh nợ thuế thì cơ quan hải quan được yêu cầu hỗ trợ tạm ngừng các hoạt động thu hồi nợ thuế hải quan và có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan yêu cầu hỗ trợ.
- Ngày hạch toán kế toán thuế nội địa là ngày nào?
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có phải nộp thuế GTGT?
- Mua du thuyền có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Bảo hiểm người học có phải đóng thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/07/2025 không?
- Tàu khai thác thủy sản tại vùng biển chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% từ ngày 01/07/2025?
- Thuế giá trị gia tăng có áp dụng đối với hoạt động dạy học từ ngày 01/07/2025 không?
- Nước sạch phục vụ sản xuất từ ngày 01/07/2025 áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
- Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí? Công tác phí của người lao động có tính thuế thu nhập cá nhân?
- Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2030?
- Hướng dẫn đăng nhập canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ hộ cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử kê khai nộp thuế?