Trường hợp bất khả kháng trong quản lý thuế là gì? Có được miễn thuế, giảm thuế khi gặp trường hợp bất khả kháng?

Trong công tác quản lý thuế thì thế nào là trường hợp bất khả kháng? Người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng thì có được gia hạn nộp thuế, miễn thuế không?

Trường hợp bất khả kháng trong quản lý thuế được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 có định nghĩa về trường hợp bất khả kháng trong quản lý thuế như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
24. Nguyên tắc giao dịch độc lập là nguyên tắc được áp dụng trong kê khai, xác định giá tính thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhằm phản ánh điều kiện giao dịch trong giao dịch liên kết tương đương với điều kiện trong giao dịch độc lập.
25. Nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế là nguyên tắc được áp dụng trong quản lý thuế nhằm phân tích các giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh đó.
26. Công ty mẹ tối cao của tập đoàn là pháp nhân có vốn chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tại các pháp nhân khác của một tập đoàn đa quốc gia, không bị sở hữu bởi bất kỳ pháp nhân nào khác và báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao của tập đoàn không được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính của một pháp nhân nào khác trên toàn cầu.
27. Trường hợp bất khả kháng bao gồm:
a) Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
b) Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, đối chiếu quy định thì trường hợp bất khả kháng trong quản lý thuế là trường hợp mà không dự đoán trước được, xảy ra bất ngờ gồm có:

- Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;

- Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp bất khả kháng trong quản lý thuế là gì? Có được miễn thuế, giảm thuế khi gặp trường hợp bất khả kháng?

Trường hợp bất khả kháng trong quản lý thuế là gì? Có được miễn thuế, giảm thuế khi gặp trường hợp bất khả kháng? (Hình từ Internet)

Người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng thì có được gia hạn nộp thuế?

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc gia hạn nộp thuế như sau:

Gia hạn nộp thuế
1. Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này;
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
3. Thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:
a) Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn, thời gian gia hạn nộp thuế.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng thuộc một trong những trường hợp tại khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 đã có trình bày phía trên thì sẽ thuộc trường hợp được xem xét gia hạn hồ sơ nộp thuế khi có yêu cầu.

Người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng có được miễn tiền phạt khi vi phạm hành chính về quản lý thuế?

Căn cứ theo quy định tại Điều 140 Luật Quản lý thuế 2019 về việc miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế như sau:

Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
1. Người nộp thuế bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế mà bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này thì được miễn tiền phạt. Tổng số tiền miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.
2. Không miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng thì sẽ được miễn tiền phạt.

*Cần lưu ý: Tổng số tiền miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.

Quản lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung quản lý thuế gồm những gì? Cơ quan quản lý thuế thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống ứng dụng quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức rủi ro cao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở dữ liệu thương mại theo Luật Quản lý thuế mới nhất là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý thuế có quản lý về việc xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách quản lý thuế đến năm 2025 đạt mục tiêu ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030 cải cách quản lý thuế đạt các mục tiêu cụ thể ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty mẹ tối cao của tập đoàn trong quản lý thuế là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 95
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;