Trợ cấp thất nghiệp 2025 tính như thế nào? Trợ cấp thất nghiệp 2025 có phải đóng thuế không?

Tính trợ cấp thất nghiệp 2025 như thế nào? Tiền trợ cấp thất nghiệp 2025 có phải đóng thuế không?

Trợ cấp thất nghiệp 2025 tính như thế nào?

Theo quy định hiện hành, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 2025 được tính như sau:

(1) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng:

Theo khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 thì công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

=

60%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.


Trong đó: Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng không vượt quá:

- Đối với người lao động hưởng lương theo chế độ do Nhà nước quy định:

+ Tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.

+ Theo đó từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

>> Do đó, mức trợ cấp tối đa là: 2.340.000 đồng x 5 = 11.700.000 đồng/tháng.

- Đối với người lao động hưởng lương do doanh nghiệp quyết định:

+ Tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

+ Theo đó từ ngày 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:

Vùng 1: 4.960.000 đồng/tháng.

Vùng 2: 4.410.000 đồng/tháng.

Vùng 3: 3.860.000 đồng/tháng.

Vùng 4: 3.450.000 đồng/tháng.

>> Như vậy, mức trợ cấp tối đa tương ứng là:

Vùng 1: 4.960.000 đồng x 5 = 24.800.000 đồng/tháng.

Vùng 2: 4.410.000 đồng x 5 = 22.050.000 đồng/tháng.

Vùng 3: 3.860.000 đồng x 5 = 19.300.000 đồng/tháng.

Vùng 4: 3.450.000 đồng x 5 = 17.250.000 đồng/tháng.

(2) Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Tại khoản 3 Điều 50 Luật việc làm 2013 có quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Đóng đủ từ 12 đến 36 tháng: Hưởng 3 tháng trợ cấp

>> Sau đó, cứ đóng thêm đủ 12 tháng sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp.

Lưu ý: Tổng thời gian hưởng trợ cấp tối đa không quá 12 tháng.

(3) Ví dụ cụ thể:

Anh A:

- Đóng bảo hiểm thất nghiệp được 50 tháng.

- Mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp: 10.000.000 đồng/tháng.

Như vậy, ta có thời gian hưởng trợ cấp như sau:

+ 36 tháng đầu: Hưởng 3 tháng trợ cấp (do đóng đủ từ 12 đến 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp)

+ 12 tháng tiếp theo: Hưởng thêm 1 tháng trợ cấp.

+ 2 tháng lẻ còn lại được bảo lưu cho lần hưởng sau.

>> Tổng cộng thời gian hưởng trợ cấp: Hưởng 4 tháng trợ cấp.

>> Mức trợ cấp hằng tháng: 10.000.000 đồng x 60% = 6.000.000 đồng/tháng.

Chị B:

- Đóng bảo hiểm thất nghiệp được 40 tháng.

- Mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp: 30.000.000 đồng/tháng.

- Thời gian hưởng trợ cấp:

+ 36 tháng đầu: Hưởng 3 tháng trợ cấp.

+ 4 tháng tiếp theo: Chưa đủ 12 tháng để hưởng thêm, nên được bảo lưu cho lần sau.

>> Tổng cộng thời gian hưởng trợ cấp: Hưởng 3 tháng trợ cấp.

>> Mức trợ cấp hằng tháng: 30.000.000 đồng x 60% = 18.000.000 đồng/tháng.

Nếu chị B làm việc ở Vùng 1, mức trợ cấp tối đa là 24.800.000 đồng/tháng, nên chị B nhận đủ 18.000.000 đồng/tháng.

Nếu chị B làm việc ở Vùng 2, mức trợ cấp tối đa là 22.050.000 đồng/tháng, nên chị B nhận đủ 18.000.000 đồng/tháng.

Nếu chị B làm việc ở Vùng 3, mức trợ cấp tối đa là 19.300.000 đồng/tháng, nên chị B nhận đủ 18.000.000 đồng/tháng.

Nếu chị B làm việc ở Vùng 4, mức trợ cấp tối đa là 17.250.000 đồng/tháng, nên chị B chỉ nhận được 17.250.000 đồng/tháng.

Lưu ý: Người lao động cần nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động và đáp ứng các điều kiện theo quy định để được hưởng trợ cấp.

Trợ cấp thất nghiệp 2025 tính như thế nào?

Trợ cấp thất nghiệp 2025 tính như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Địa điểm nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là ở đâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
...

Như vậy, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp thất nghiệp có bị tính thuế TNCN không?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản trợ cấp, phụ cấp không chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
...

Như vậy, theo quy định trên thì trợ cấp thất nghiệp là khoản trợ cấp không tính thuế TNCN.

Cùng chủ đề
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;