Tổng hợp nội dung quan trọng về sáp nhập tỉnh thành, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Kết luận 126?

Xem chi tiết các nội dung quan trọng về sáp nhập tỉnh thành, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Kết luận 126? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế như thế nào?

Tổng hợp nội dung quan trọng về sáp nhập tỉnh thành, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Kết luận 126?

Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

Cụ thể, tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung thực hiện tốt, bảo đảm đúng tiến độ một số nội dung, nhiệm vụ như sau:

(1) Mục tiêu chung và tiến độ thực hiện

- Hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương trong tháng 02/2025: Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng và đảng ủy trực thuộc Trung ương để đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống chính trị. Việc này nhằm thực hiện nghiêm Chỉ thị 35-CT/TW năm 2024 và Kết luận 118-KL/TW năm 2025 ...Tải về về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV.

- Tiếp tục thực hiện Kết luận 121-KL/TW năm 2025: Đến nay, khối các cơ quan Đảng và Mặt trận Tổ quốc ở Trung ương đã cơ bản hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy. Quốc hội cũng đang xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan.

(2) Nội dung quan trọng về sáp nhập tỉnh thành và sắp xếp tổ chức bộ máy

- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện)

+ Định hướng sáp nhập tỉnh: Đảng ủy Chính phủ được giao chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội và các tổ chức đảng liên quan để nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

+ Việc này nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025-2030. Kết quả nghiên cứu và đề xuất sửa đổi quy định pháp luật, quy định của Đảng phải báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.

- Nghiên cứu bỏ cấp huyện:

+ Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu tiếp tục sắp xếp, bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện), xây dựng phương án sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp xã (báo cáo Bộ Chính trị quý III/2025).

+ Đảng ủy Công an Trung ương triển khai Đề án tổ chức Công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện, đảm bảo đúng mục tiêu và tiến độ.

+ Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu mô hình cơ quan tư pháp theo định hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), báo cáo Bộ Chính trị trong quý 2/2025.

- Sắp xếp tổ chức bộ máy trong các lĩnh vực cụ thể:

+ Thanh tra: Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Thanh tra Chính phủ hoàn thiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra, báo cáo Bộ Chính trị ngày 18/02/2025.

+ Quân đội: Quân ủy Trung ương nghiên cứu sắp xếp tổ chức Quân đội, bao gồm cơ quan quân sự cấp huyện, đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.

+ Doanh nghiệp nhà nước: Đảng ủy Chính phủ rà soát, tổ chức lại các tổ chức đảng trong tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, chuyển đảng bộ cơ sở về trực thuộc cấp ủy địa phương theo địa bàn hoạt động (báo cáo Ban Bí thư cuối quý 2/2025).

+ Báo chí địa phương: Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nghiên cứu sáp nhập cơ quan phát thanh, truyền hình cấp tỉnh vào cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể: Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy (đặc biệt là báo chí), nghiên cứu sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 2 và 3/2025.

- Hoàn thiện mô hình hệ thống chính trị

Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban Đại hội 14 tiếp thu các định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy để đưa vào dự thảo văn kiện Đại hội, bao gồm Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội 14, đề xuất sửa đổi Điều lệ Đảng, Cương lĩnh, Hiến pháp (nếu cần) để triển khai trong nhiệm kỳ tới.

(3) Quản lý biên chế

Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, rà soát nhu cầu biên chế thực tế sau sắp xếp, gắn với đánh giá năng lực cán bộ và vị trí việc làm, đề xuất phương án giao, quản lý biên chế giai đoạn 2026-2031 (báo cáo Bộ Chính trị cuối quý 2/2025).

(4) Yêu cầu thực hiện

- Công tác cán bộ: Sắp xếp, bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan, tránh "chảy máu chất xám" và phát sinh vấn đề nội bộ, đảm bảo tổ chức đại hội cấp cơ sở trong tháng 3/2025 và đại hội điểm cấp trên cơ sở đầu quý 2/2025.

- Báo cáo tiến độ: Các cấp ủy trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả sắp xếp và kế hoạch thực hiện Kết luận 121-KL/TW năm 2025. Các đảng bộ mới thành lập hoàn thiện cơ cấu tổ chức trước 28/02/2025.

- Giám sát: Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng theo dõi, đôn đốc thực hiện Kết luận 126-KL/TW năm 2025, đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Kết luận 126-KL/TW năm 2025 nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, trong đó sáp nhập tỉnh thành và bỏ cấp huyện là các định hướng quan trọng. Các nhiệm vụ được phân công cụ thể, với lộ trình rõ ràng từ tháng 02/2025 đến quý 3/2025, nhằm đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là bước tiếp nối của Kết luận 121-KL/TW năm 2025, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Tổng hợp nội dung quan trọng về sáp nhập tỉnh thành, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Kết luận 126?

Tổng hợp nội dung quan trọng về sáp nhập tỉnh thành, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Kết luận 126? (Hình ảnh từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế như sau:

Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế;

- Tổ chức việc thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Tổ chức việc lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ khác có liên quan hướng dẫn việc thực hiện giám định độc lập về giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ theo quy định của Luật Đầu tư.

Hiện nay cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính ra sao?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 14/2023/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính như sau:

(1) Vụ Ngân sách nhà nước.

(2) Vụ Đầu tư.

(3) Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).

(4) Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.

(5) Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

(6) Vụ Hợp tác quốc tế.

(7) Vụ Pháp chế.

(8) Vụ Tổ chức cán bộ.

(9) Thanh tra.

(10) Văn phòng.

(11) Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.

(12) Cục Quản lý công sản.

(13) Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.

(14) Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

(15) Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.

(16) Cục Quản lý giá.

(17) Cục Tin học và Thống kê tài chính.

(18) Cục Tài chính doanh nghiệp.

(19) Cục Kế hoạch - Tài chính.

(20) Tổng cục Thuế.

(21) Tổng cục Hải quan.

(22) Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

(23) Kho bạc Nhà nước.

(24) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

(25) Viện Chiến lược và chính sách tài chính.

(26) Thời báo Tài chính Việt Nam.

(27) Tạp chí Tài chính.

(28) Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.

Các tổ chức quy định từ (1) đến (24) là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ (25) đến (28) là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.

Vụ Ngân sách nhà nước có 4 phòng, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có 4 phòng, Vụ Đầu tư có 4 phòng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có 4 phòng, Vụ Pháp chế có 5 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 7 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 4 phòng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc bộ.

Cùng chủ đề
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;