Toàn văn Nghị định 20 năm 2025 sửa đổi Nghị Định 132 về Giao dịch liên kết?
- Toàn văn Nghị định 20 năm 2025 sửa đổi Nghị Định 132 về Giao dịch liên kết?
- Tổng hợp các sửa đổi chính trong Nghị định 20 năm 2025 so với Nghị định 132 năm 2020?
- Nguyên tắc áp dụng giao dịch liên kết được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
Toàn văn Nghị định 20 năm 2025 sửa đổi Nghị Định 132 về Giao dịch liên kết?
Ngày 10/02/2025, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Cụ thể, Nghị định 20 năm 2025 sẽ có hiệu lực từ ngày 27/03/2025 và sẽ được áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN 2024.
Xem toàn văn Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết...Tải về
Xem thêm: |
Tổng hợp các sửa đổi chính trong Nghị định 20 năm 2025 so với Nghị định 132 năm 2020?
Nghị định 20/2025/NĐ-CP...Tải về đã sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nghị định 132/2020/NĐ-CP liên quan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Cụ thể:
(1) Các điều khoản được sửa đổi, bổ sung
- Sửa đổi, bổ sung điểm d, điểm k và bổ sung điểm m khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về các bên có quan hệ liên kết.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát và cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch liên kết.
- Thay thế Phụ lục 1 về Thông tin quan hệ liên kết và giao dịch liên kết bằng Phụ lục mới ban hành kèm theo Nghị định 20/2025/NĐ-CP...Tải về
(2) Quy định chuyển tiếp về chi phí lãi vay từ kỳ tính thuế 2020 - 2023
Doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2025/NĐ-CP...Tải về được xử lý chi phí lãi vay không được trừ như sau:
- Trường hợp không có quan hệ liên kết:
Phần chi phí lãi vay không được trừ từ các kỳ tính thuế trước (tính đến cuối năm 2023) sẽ được phân bổ đều vào các kỳ tính thuế tiếp theo theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP
- Trường hợp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết:
Chi phí lãi vay không được trừ từ các kỳ trước sẽ thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Toàn văn Nghị định 20 năm 2025 sửa đổi Nghị Định 132 về Giao dịch liên kết? (Hình ảnh từ Internet)
Nguyên tắc áp dụng giao dịch liên kết được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định về các nguyên tắc khi áp dụng giao dich liên kết như sau:
- Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
- Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết
- Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết theo quy định của pháp luật thuế.
+ Quản lý, sử dụng thông tin của người nộp thuế có giao dịch liên kết phục vụ công tác quản lý rủi ro;
+ Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
+ Quản lý, sử dụng Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của người nộp thuế phục vụ công tác quản lý rủi ro, trao đổi thông tin theo quy định và cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận quốc tế về thuế, không sử dụng để ấn định thuế.
- Cơ quan thuế căn cứ các nguyên tắc phân tích, so sánh, nguyên tắc và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định tại Nghị định này và các thông tin kê khai nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp sau:
+ Người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế nhưng thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ: Việc ấn định doanh thu, chi phí hoặc thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế được thực hiện theo các nguyên tắc phân tích, so sánh, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định này;
+ Các trường hợp khác theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 ngày 13 tháng 6 năm 2019;
+ Cơ quan thuế có trách nhiệm tạo điều kiện cho người nộp thuế chứng minh, giải trình về số liệu, dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập sử dụng trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
- Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế không tuân thủ quy định về kê khai, xác định giao dịch liên kết; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu kê khai xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
+ Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
+ Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này hoặc không xuất trình Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh, xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo yêu cầu của Cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Thông tin tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được xác định là trọng yếu nếu thông tin này gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tương đồng; phương pháp xác định giá giao dịch liên kết hoặc kết quả điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế;
+ Người nộp thuế sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích, so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết;
+ Người nộp thuế có hành vi vi phạm các quy định về xác định giá giao dịch liên kết tại Điều 19 Nghị định này;
+ Cơ sở dữ liệu sử dụng để ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế Luật Quản lý thuế 2019 ngày 13 tháng 6 năm 2019.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin do người nộp thuế cung cấp liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này. Việc cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra xác định giá giao dịch liên kết có phát sinh vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến các ngành, lĩnh vực chuyên ngành, Cơ quan thuế lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, cụ thể:
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành;
+ Cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến xác định giá giao dịch liên kết cho các cơ quan, tổ chức chuyên ngành được lấy ý kiến. Các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan thuế trao đổi thông tin với người nộp thuế và Cơ quan thuế đối tác theo thủ tục tham vấn trước, trong và sau quá trình thanh tra, kiểm tra giá giao dịch liên kết như sau:
+ Trường hợp qua việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết, Cơ quan thuế thấy cần thiết trao đổi thông tin trước với người nộp thuế về Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế, Cơ quan thuế gửi công văn đề nghị tổ chức tham vấn với người nộp thuế để trao đổi, cung cấp trước các thông tin về Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
+ Trường hợp Cơ quan thuế cần thực hiện việc liên lạc, trao đổi với Cơ quan thuế đối tác về Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và các thông tin liên quan khác thực hiện theo quy định tại điều khoản về Thủ tục thỏa thuận song phương và trao đổi thông tin tại Hiệp định thuế có liên quan. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc tạm dừng thanh tra, kiểm tra để tiến hành trao đổi thông tin với Cơ quan thuế đối tác theo quy định của pháp luật thuế.
- Cơ quan thuế thực hiện cơ chế trao đổi thông tin tự động theo cam kết quốc tế của Việt Nam tại các điều ước quốc tế về thuế. Định kỳ, hàng năm, Cơ quan thuế thông báo danh sách các Cơ quan thuế nước ngoài thực hiện được trao đổi thông tin tự động đối với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của người nộp thuế trên cổng thông tin điện tử của ngành thuế.
- Cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh việc xác định giá giao dịch liên kết theo thỏa thuận song phương quy định tại các Hiệp định thuế có liên quan.
- Trường hợp Cơ quan thuế ký Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, Cơ quan thuế có trách nhiệm:
+ Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế theo nguyên tắc quản lý rủi ro;
+ Quản lý, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đã ký kết của người nộp thuế theo quy định.