Tiền tăng ca vào ban đêm có cần phải đóng thuế TNCN hay không?

Hiện nay những ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Tiền tăng ca của người lao động vào ban đêm có phải đóng thuế TNCN không?

Hiện nay những đối tượng nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC thì người nộp thuế bao gồm:

- Cá nhân cư trú:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam;

+ Có thu nhập chịu thuế.

- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế.

Theo đó, tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định người nộp thuế bao gồm:

- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam (kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế);

- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế (bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam).

Tiền tăng ca vào ban đêm có cần phải đóng thuế TNCN hay không?

Tiền tăng ca vào ban đêm có cần phải đóng thuế TNCN hay không? (Hình từ Internet)

Tiền tăng ca vào ban đêm có cần phải đóng thuế TNCN hay không?

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTT quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế, cụ thể như sau:

Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
...
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

Theo đó, phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Như vậy, chỉ được miễn thuế đối với phần thu nhập (tiền tăng ca) được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ làm việc bình thường.

Người có thu nhập từ tiền lương tiền công không phải quyết toán thuế TNCN trong trường hợp nào?

Căn cứ theo điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
...
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế trong các trường hợp sau đây:
Có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau: cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống; cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này; cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay mà phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.
...

Như vậy, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không phải quyết toán thuế TNCN trong các trường hợp sau:

- Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống;

- Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;

- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này

Đóng thuế tncn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp không hưởng tiền lương vẫn tham gia BHXH? Trường hợp nào NLĐ không đóng thuế TNCN đối với khoản tiền mua bảo hiểm do doanh nghiệp chi trả?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ tiền thưởng của CBCCVC theo lương cơ sở mới tại Nghị định 73? Tiền thưởng của CBCCVC có phải đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có doanh thu từ bán hoa, cây cảnh ngày Tết có phải đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền thưởng cuối năm có phải đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp khu vực mức bao nhiêu so với mức lương tối thiểu chung thì phải đóng thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến sáp nhập các bộ ngành nào trong thời gian sắp tới? Cán bộ, công chức có phải đóng thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn dò xổ số Miền Nam? Trúng số độc đắc được nhận tiền thưởng sau thuế là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết mẫu 01b-hsb bhxh như thế nào? Tiền trợ cấp một lần khi sinh con có phải đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết mẫu 01b-hsb bhxh phần danh sách đề nghị? Mức hưởng dưỡng sức sau thai sản có đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không có người phụ thuộc thì mức lương đóng thuế TNCN hiện nay là bao nhiêu?
Tác giả:
Lượt xem: 83
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;