Tiền mừng cưới từ công ty có phải chịu thuế TNCN không?
Tiền mừng cưới từ công ty có phải chịu thuế TNCN không?
Căn cứ theo tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
...
g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
...
Ngoài ra, căn cứ theo điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC) thì các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế TNDN, trừ các khoản chi sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
...
Như vậy, đối với khoản chi tiền mừng cưới khi người lao động nhận được từ công ty theo quy định chung của công ty và không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế sẽ không phải đóng thuế TNCN.
Tiền mừng cưới từ công ty có phải chịu thuế TNCN không? (Hình ảnh từ Internet)
Các khoản phụ cấp nào không phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) thì các khoản phụ cấp, trợ cấp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân bao gồm các khoản sau:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.
- Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.
- Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Đối tượng nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về người nộp thuế cụ thể:
(1) Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại (2)










- Kết luận 126 2025: Định hướng bỏ Tòa án và Viện kiểm sát cấp huyện khi tinh gọn? Có bao nhiêu loại lệ phí Tòa án hiện nay?
- Kết luận 126-KL/TW: Nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh tinh gọn tổ chức bộ máy? Hướng dẫn nguồn kinh phí sắp xếp tinh gọn của Bộ Tài chính ra sao?
- Đã có Kết luận 126-KL/TW 2025 về tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025? Thứ trưởng Bộ Tài chính được tăng số lượng?
- Công thức tính thuế VAT ngược 2025? Hiện nay có mấy phương pháp tính thuế VAT?
- Giấy phép lái xe máy có phải đổi không? Đổi giấy phép lái xe máy online như thế nào? Lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe máy online là bao nhiêu?
- Đáp án dự thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/ 30-4-2025)? Tiền thưởng cuộc thi này có đóng thuế không?
- Đã có Công văn 13421 về không kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên? Đảng viên là cán bộ thuế phải đóng mức đảng phí hằng tháng bao nhiêu?
- Nghị định giảm thuế GTGT 2025 từ 10% xuống 8% là Nghị định nào?
- Thông báo nâng cấp HTKK 5.2.9: Bổ sung mẫu kê khai chi tiết thuế TNCN nộp thay?
- Chính thức thông qua Nghị quyết 176 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ với 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ? Bộ Tài chính có thuộc cơ quan của Chính phủ không?