Thuốc xì gà có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Thuốc xì gà có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014), những loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
...
Như vậy, theo quy định thì thuốc xì gà thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc xì gà là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Mục 1 Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014), thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc xì gà là 75%.
Thuốc xì gà có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc xì gà là gì?
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc xì gà được xác định theo Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 là giá tính thuế của hàng hóa chịu thuế và thuế suất.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Trong đó:
(1) Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc xì gà là 75% được quy định tại khoản 1 Mục 1 Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014).
(2) Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc xì gà được xác định tại Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014, khoản 1 Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 và nội dung quy định về tỷ giá khi xác định giá tính thuế bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 2 Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa là giá bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
(1) Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.
Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ;
(2) Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra;
(3) Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng;
(4) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
(5) Đối với hàng hóa dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa quy định tại Điều này bao gồm cả khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
- Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Trường hợp nào được phép thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan?
- Những loại thu nhập nào thì áp dụng kỳ tính thuế thu nhập cá nhân theo năm?
- Hàng hóa quá cảnh có bắt buộc phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không?
- Có được gia hạn quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá không?
- Người nộp thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản ngân hàng trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp bị sáp nhập thì có bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế không?
- Mẫu 11/TTrT Biên bản niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo Thông tư 80?
- Doanh nghiệp bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì chi nhánh của doanh nghiệp có bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế không?
- Cập nhật Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế áp dụng từ 16/12/2024?