Thuốc phòng trừ sâu bệnh có thuế suất thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu?

Thuế suất thuế giá trị gia tăng của thuốc phòng trừ sâu bệnh là bao nhiêu phần trăm?

Thuốc phòng trừ sâu bệnh có thuế suất thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 209/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 3 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định về các hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 5% như sau:

Thuế suất
Thuế suất thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
...
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Một số trường hợp áp dụng mức thuế suất 5% được quy định cụ thể như sau:
...
b) Các sản phẩm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón;
- Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
- Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
...

Theo quy định trên, có thể thấy thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác là 5%.

Thuốc phòng trừ sâu bệnh có thuế suất thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu?

Thuốc phòng trừ sâu bệnh có thuế suất thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng khi bán thuốc phòng trừ sâu bệnh ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng khi bán hàng hóa như sau:

Thời điểm xác định thuế GTGT
1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
...

Theo quy định trên, có thể thấy thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng khi bán thuốc phòng trừ sâu bệnh là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp mà cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) như sau:

- Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

- Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

+ Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

- Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.

- Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.

- Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm.

- Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.

Thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất hạt điều sấy khô có đóng thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động dịch vụ viễn thông là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng phát sinh khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc phòng trừ sâu bệnh có thuế suất thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ tư vấn pháp luật có thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm là vật nuôi, giống cây trồng có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ thú y có phải đóng thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ ăn uống chịu thuế VAT là 8% hay 10% theo quy định mới năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng khai theo tháng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi, bổ sung quy định về khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng theo hướng gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;