Thuế suất thuế GTGT đối với vận tải quốc tế bao gồm chặng nội địa là bao nhiêu?
Thuế suất thuế GTGT đối với vận tải quốc tế bao gồm chặng nội địa là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 0% như sau:
Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
...
c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.
...
Từ quy định trên có thể thấy nếu trong hợp đồng vận tải quốc tế có bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì thuế suất thuế GTGT đối với vận tải quốc tế bao gồm chặng nội địa được áp dụng như đối với vận tải quốc tế là 0%.
Thuế suất thuế GTGT đối với vận tải quốc tế bao gồm chặng nội địa là bao nhiêu? (Hình ảnh từ Internet)
Điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế bao gồm chặng nội địa là gì?
Theo điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về điều kiện áp dụng thuế suất 0% như sau:
Thuế suất 0%
2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%::
...
c) Đối với vận tải quốc tế:
- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.
- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.
...
Như vậy, điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế bao gồm chặng nội địa bao gồm:
- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.
- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.
Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.
Ai là người nộp thuế GTGT?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về người nộp thuế GTGT:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử bằng hình thức gửi trực tiếp cần đảm bảo điều kiện gì?
- Hóa đơn điện tử phải hiển thị đầy đủ, chính xác không gây hiểu sai lệch đúng không?
- Mẫu 06/TNCN Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 2025 và cách viết?
- 30/4 1/5 năm 2025 nghỉ mấy ngày liên tiếp? Lịch nộp thuế trùng với ngày nghỉ lễ 30/4 1/5 thì xử lý thế nào?
- Có phải đóng thuế TNCN khi trúng thưởng 20 triệu đồng nhưng chia thành 2 đợt nhận không?
- Mẫu 04.1-ĐK-TCT theo Thông tư 86 áp dụng cho đối tượng nào? Tải về mẫu 04.1-ĐK-TCT ở đâu?
- Mẫu 05-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế đối với cá nhân không kinh doanh trực tiếp đăng ký thuế theo Thông tư 86 như thế nào?
- Mẫu tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mới nhất năm 2025 là mẫu nào?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Bảo quản hóa đơn bán hàng được quy định ra sao?
- Hóa đơn điện tử do cơ quan thuế đặt in sẽ bán cho những đối tượng nào?