Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10 phần trăm áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ nào?

Theo quy định mới nhất hiện nay thì thuế suất thuế giá trị gia tăng 10 phần trăm áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ nào?

Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10 phần trăm áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng không chụi thuế GTGT, chịu thuế GTGT 0%, chịu thuế GTGT 5%.

- Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

- Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.

- Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 219/2013/TT-BTC.

*Lưu ý: Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Từ ngày 1/7/2024, Nghị định 72/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thì các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm xuống còn 8%. Tuy nhiên trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau đây: căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP

[1] Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này. (Tải về phụ lục 1)

[2] Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định này. (Tải về phụ lục 2)

[3] Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định này. (Tải về phụ lục 3)

[4] Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng.

Mặt hàng than thuộc Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này

(Tải về phụ lục 1), tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục 1, 2 và 3 ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10 phần trăm áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ nào?

Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10 phần trăm áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ nào? (Hình từ Internet)

Thuế giá trị gia tăng được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 nêu định nghĩa về thuế GTGT như sau:

Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo định nghĩa thì thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng dựa trên phần giá trị tăng thêm mà không phải dựa trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Trong đó, theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì:

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Như vậy, người chịu thuế GTGT thực tế là người tiêu dùng cuối cùng sử dụng sản phẩm dịch vụ đó, các cơ sở kinh doanh chỉ đóng vai trò là người đóng hộ thuế GTGT cho cơ quan thuế.

Thuế giá trị gia tăng sẽ được nộp như thế nào?

Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nơi nộp thuế như sau:

Nơi nộp thuế
1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.
4. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:
- Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.
- Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
5. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.

Như vậy, người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh. Căn cứ theo tình hình hoạt động thực tế để xác định địa điểm nộp thuế giá trị gia tăng phù hợp theo quy định nêu trên.

Thuế suất thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế suất thuế giá trị gia tăng của nước ngọt là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nước sạch phục vụ sinh hoạt phải chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10 phần trăm áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 50

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;