Thuế chống bán phá giá có phải thuế nhập khẩu hay không?
Thuế chống bán phá giá có phải thuế nhập khẩu hay không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì có quy định rằng thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì thuế chống bán phá giá chính là thuế nhập khẩu bổ sung.
Thuế chống bán phá giá có phải thuế nhập khẩu hay không? (Hình từ Internet)
Việc bán phá giá hàng hóa sẽ gây ra nguyên nhân gì?
Căn cứ Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thuế chống bán phá giá như sau:
Thuế chống bán phá giá
1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.
Theo quy định trên, điều kiện để áp dụng thuế chống bán phá giá gồm:
+ Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể.
+ Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
+ Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
+ Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
+ Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
+ Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.
Như vậy, có thể thấy rằng việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Cơ quan nào có quyền áp dụng thuế chống bán phá giá?
Theo Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Như vậy, Bộ Công thương là cơ quan có quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Và Bộ Tài chính là cơ quan quy định việc thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá.
*Lưu ý: trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
- Trường hợp nào thì được hoàn thuế TNCN trong năm 2024?
- Cách tính thuế chuyển nhượng đất mới nhất?
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu từ hoạt động đại lý bảo hiểm?
- Thuế cho thuê nhà 2024 áp dụng cho ai? Cách tính thuế cho thuê nhà năm 2024?
- Hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân hằng tháng có phải là ngày 20 tháng 10 không?
- Hướng dẫn tra cứu nợ thuế thu nhập cá nhân?
- Từ ngày 01/01/2025, các đối tượng nào được miễn phí qua trạm thu phí BOT?
- Công bố giá vé đi tàu điện metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên? Vận chuyển hành khách bằng tàu điện có chịu thuế GTGT không?
- Các bước đăng ký dừng kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử theo hướng dẫn của Bộ Tài chính?
- Hướng dẫn 3 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên trong Hội cựu chiến binh Việt Nam đóng đảng phí bao nhiêu?