Thuế bảo vệ môi trường được quy định ra sao?

Bảo vệ môi trường được hiểu như thế nào? Thuế bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Quy định về thuế bảo vệ môi trường ra sao?

Căn cứ theo quy định khoản 1, Điều 2 Luật Thuế Bảo vệ môi trường 2010, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.

Theo quy định của Điều 3 Luật Thuế Bảo vệ môi trường 2010 , đối tượng chịu thuế gồm 08 nhóm hàng hóa sau: Xăng dầu, than đá, dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (dung dịch HCFC), túi ni lông thuộc diện chịu thuế, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

Lưu ý: Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 136 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường.

Mức thuế bảo vệ môi trường được xác định căn cứ vào mức độ gây tác động xấu đến môi trường. Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về thuế bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Thuế bảo vệ môi trường được quy định ra sao?

Thuế bảo vệ môi trường được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Bảo vệ môi trường được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thì hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó thì, theo quy định tại Điều 136 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ được quy định ra sao?

Căn cứ tại Phụ lục 30 Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư. Cụ thể danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải bao gồm:

+ Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải);

+ Thu gom chất thải rắn (rác thải);

+ Thu gom, xử lý nước thải;

+ Tái chế hoặc tái sử dụng chất thải.

-. Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bao gồm:

+ Cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, công nghệ tiết kiệm năng lượng được đánh giá hoặc thẩm định hoặc có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

+ Cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt; đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; dịch vụ quan trắc môi trường xung quanh;

+ Sản xuất năng lượng sạch; năng lượng tái tạo; thiết bị quan trắc môi trường;

+ Sản xuất, cung cấp thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình; sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;

+ Sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa;

+ Sản xuất phương tiện giao thông công cộng, trừ phương tiện giao thông công cộng sử dụng dầu; sản xuất phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; dịch vụ vận tải công cộng sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo.

- Hoạt động bảo vệ môi trường không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm:

+ Đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;...

+ Di dời hộ gia đình ra khỏi khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

+ Di dời cơ sở đang hoạt động để đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường hoặc để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Đầu tư phát triển vốn tự nhiên có khả năng tái tạo, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ di sản thiên nhiên;

+ Nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương;

+ Xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

>>> Tải về Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ.

Thuế bảo vệ môi trường
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mỡ nhờn nhập khẩu có phải đóng thuế bảo vệ môi trường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến 2030 cải cách chính sách thuế bảo vệ môi trường theo chiến lược cải cách hệ thống thuế dựa trên giải pháp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách văn bản hướng dẫn Luật Thuế bảo vệ môi trường gồm những văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thuế bảo vệ môi trường là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế bảo vệ môi trường được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai phải nộp thuế bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân bổ tiền nộp thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Loại thuốc diệt cỏ có chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào chịu thuế bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế bảo vệ môi trường là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 12
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;