Thủ tục hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi giải thể doanh nghiệp ra sao?
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là gì?
Theo khoản 12 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
Thủ tục hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi giải thể doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 67 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.
3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ hộ, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
5. Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.
Như vậy, khi doanh nghiệp giải thể thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thủ tục hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi giải thể doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Ngày đã nộp thuế được xác định thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 58 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc xác định ngày đã nộp thuế như sau:
Xác định ngày đã nộp thuế
1. Trường hợp nộp tiền thuế không bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.
2. Trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.
Như vậy, ngày đã nộp thuế được xác định thông qua hình thức nộp thuế không bằng tiền mặt và nộp trực tiếp bằng tiền mặt như sau:
- Đối với hình thức nộp thuế không bằng tiền mặt, ngày nộp thuế là ngày kho bạc Nhà nước ngân hàng, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay.
- Đối với nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày cơ quan quản lý thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.
Khi nào được gia hạn nộp thuế?
Căn cứ Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc gia hạn nộp thuế như sau:
Gia hạn nộp thuế
1. Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này;
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
3. Thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:
a) Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn, thời gian gia hạn nộp thuế.
Như vậy, theo quy định trên thì được gia hạn thời hạn nộp thuế khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019.
- Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
Lưu ý: Đối với những trường hợp được gian hạn thời gian nộp thuế nêu trên thì không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế.
- Mẫu tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 4 năm 2024 là mẫu nào?
- Đã có Nghị quyết 60 quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu?
- Chuyển mã số thuế sang mã số định danh cá nhân của hộ cá nhân từ 01/7/2025 như thế nào?
- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ khi người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước là khi nào?
- Chủ kho bảo thuế có quyền di chuyển hàng hóa trong kho bảo thuế không?
- Hợp tác xã được miễn giảm thuế, phí và lệ phí như thế nào?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người lao động khi công ty được ủy quyền quyết toán bao gồm những gì?
- Có bao nhiêu biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
- Tài liệu kế toán thuế nội địa bao gồm những thông tin nào?
- Công ty cung cấp lắp đặt hệ thống khóa thẻ từ nhận trước 60 phần trăm tiền có ghi vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?