Thu nhập từ quỹ từ thiện có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Thu nhập từ quỹ từ thiện có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Người nhận tiền từ quỹ từ thiện có phải sao kê khoản tiền được nhận không?

Thu nhập từ quỹ từ thiện có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Trước hết, dựa trên quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2021 NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 136/2024/NĐ-CP thì Quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm mục đích từ thiện, nhân đạo; hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội.

Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 về thu nhập từ quỹ từ thiện trình bày cụ thể như sau:

Thu nhập được miễn thuế
.....
13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.

Như vậy, thu nhập từ quỹ từ thiện nằm trong phạm vi các thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, các tổ chức đóng góp vào quỹ từ thiện phải là các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận và hoạt động vì mục đích từ thiện, không vì mục đích thu lợi nhuận.

Thu nhập từ quỹ từ thiện có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? (Hình từ Internet)

Người được nhận thu nhập từ quỹ từ thiện có phải sao kê số tiền nhận không?

Dựa theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Nghị định 93/2013/NĐ-CP về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền đóng góp tự nguyện như sau:

Tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền đóng góp tự nguyện
........
2. Cá nhân tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện và sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Cá nhân tổng hợp đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và thực hiện công khai trên các phương tiện truyền thông.
3. Các khoản đóng góp tự nguyện do tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận và sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có trách nhiệm phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng vào báo cáo tài chính của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định hiện hành.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 93/2021 NĐ-CP có quy định về việc quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện như sau:

Quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện
1. Chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.
.......

Như vậy, trên nguyên tắc, người nhận thu nhập từ quỹ từ thiện không bắt buộc phải sao kê số tiền nhận được, trừ khi có quy định cụ thể từ quỹ hoặc yêu cầu từ cơ quan chức năng.

Theo đó, trách nhiệm sao kê và công khai chủ yếu thuộc về tổ chức quản lý quỹ từ thiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 23 Nghị định 93/2021 NĐ-CP thì phải sao kê và công khai.

Các thành viên sáng lập cần có những điều kiện gì để thành lập quỹ từ thiện?

Dựa theo quy định tại Điều 11 Nghị định 93/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 136/2024/NĐ-CP các điều kiện thành lập quỹ từ thiện như sau:

- Các sáng lập viên phải bảo đảm điều kiện sau:

+ Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;

+ Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;

+ Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ;

+ Quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;

- Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

- Sáng lập viên thành lập quỹ nếu là cán bộ, công chức, viên chức phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.

- Ban Sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên và không phải là người có quan hệ gia đình với nhau, gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban và ủy viên.

- Ban sáng lập quỹ lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.

- Ban sáng lập quỹ có trách nhiệm đề cử Hội đồng quản lý quỹ, xây dựng dự thảo điều lệ và các tài liệu trong hồ sơ thành lập quỹ.

Ngoài ra, hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định bao gồm thành phần được quy định tại Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 136/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.

- Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:

+ Đơn đề nghị thành lập quỹ;

+ Dự thảo điều lệ quỹ;

+ Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP;

- Sơ yếu lý lịch cá nhân (theo mẫu kèm theo Nghị định này) và phiếu lý lịch tư pháp số 01 do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các sáng lập viên thành lập quỹ không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ và hồ sơ theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định 93/2019/NĐ-CP;

+ Trường hợp sáng lập viên theo quy định điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì không cần phiếu lý lịch tư pháp số 01;

- Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;

- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;