Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công bao gồm các khoản nào?

Các khoản tiền nào của cá nhân được nhận từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân?

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công bao gồm các khoản nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012), thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động bao gồm:

- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:

+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;

+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công bao gồm các khoản nào?

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công bao gồm các khoản nào? (Hình từ Internet)

Các khoản phụ cấp, trợ cấp nào không phải chịu thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp sau không phải chịu thuế TNCN:

- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;

- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;

- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;

- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;

- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;

- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc;

- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;

- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, quy định như sau:

Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm có như sau:

- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Thu nhập chịu thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ kinh doanh thì thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi phí mua bảo hiểm nhân thọ có được được giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNCN hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động có được trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp xăng xe cho nhân viên có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 05/HTQT giấy xác nhận thuế thu nhập đã nộp tại Việt Nam đối với thu nhập từ tiền bản quyền ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập chịu thuế từ thừa kế bất động sản gồm những khoản thu nhập nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 46
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;