Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền gồm các khoản nào?

Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền hiện nay như thế nào?

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền gồm các khoản nào?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2017. Cụ thể như sau:

- Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn liên quan, bao gồm:

+ Đối tượng quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: ghi hình, ghi âm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

+ Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

+ Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

- Đối tượng của chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Chuyển giao công nghệ 2007, bao gồm:

+ Chuyển giao các bí quyết kỹ thuật.

+ Chuyển giao kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu.

+ Chuyển giao giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ nêu trên bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng lại.

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền gồm các khoản nào?Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền gồm các khoản nào? (Hình từ Internet)

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cách tính thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 5%

Trong đó:

- Thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.

Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng

Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

Quy định về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền ra sao?

Căn cứ tại điểm h khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền như sau:

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản quyền có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

Số thuế khấu trừ được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển nhượng nhân (×) với thuế suất 5%.

Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán, số còn lại phải nhân với thuế suất 5% để khấu trừ thuế.

Các lần thanh toán sau sẽ khấu trừ thuế thu nhập tính trên tổng số tiền thanh toán của từng lần.

Quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú ra sao?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú như sau:

- Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.

Thu nhập từ bản quyền được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC .

- Thời điểm xác định thu nhập từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển bản quyền cho người nộp thuế là cá nhân không cư trú.

Thu nhập chịu thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tài chính trả lời kiến nghị về mở rộng đối tượng được vay tín dụng đối với sinh viên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập chịu thuế là gì? Hiện nay, khoản thu nhập nào là thu nhập chịu thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền phạt chậm nộp thuế có tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đã bao gồm thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi thêm nào cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ có được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ kinh doanh thì thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi phí mua bảo hiểm nhân thọ có được được giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNCN hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động có được trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;