Thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa phải đảm bảo điều kiện gì?

Phải bảo đảm điều kiện thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa như thế nào?

Thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa phải đảm bảo điều kiện gì?

Tại Điều 25 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định như sau:

Sổ kế toán thuế
1. Sổ kế toán thuế là một dạng dữ liệu được thiết lập trong Phân hệ kế toán thuế.
2. Sổ kế toán thuế dùng để ghi chép, phản ánh, lưu trữ toàn bộ và có hệ thống số tiền thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp.
3. Thông tin trên sổ kế toán thuế phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực, liên tục và có hệ thống toàn bộ hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế. Bộ phận kế toán thuế của cơ quan thuế không được để ngoài sổ kế toán thuế số tiền mà cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ.
4. Sổ kế toán thuế dưới dạng dữ liệu trong Phân hệ kế toán thuế phản ánh thông tin của kế toán thuế được tạo lập và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử trên cơ sở dữ liệu kế toán thuế, được thiết lập theo quy trình chuẩn của Hệ thống ứng dụng quản lý thuế, lưu trữ toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh theo từng nội dung nghiệp vụ và theo trình tự thời gian có liên quan đến kế toán thuế. Sổ kế toán thuế dưới dạng dữ liệu điện tử có thể được in ra bản giấy để sử dụng theo yêu cầu của công tác kế toán thuế.
5. Cơ sở dữ liệu kế toán thuế phải được ghi nhận và lưu giữ phù hợp với yêu cầu của Luật Kế toán, Luật giao dịch điện tử, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Như vậy, theo quy định, thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực, liên tục và có hệ thống toàn bộ hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế.

Bộ phận kế toán thuế của cơ quan thuế không được để ngoài sổ kế toán thuế số tiền mà cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ.

Thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa phải đảm bảo điều kiện gì?

Thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa phải đảm bảo điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Đối tượng của kế toán thuế như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2021/TT-BTC thì kế toán thuế là việc cơ quan thuế các cấp thực hiện thu thập, ghi chép, phản ánh toàn bộ số phát sinh về tiền thuế do cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 111/2021/TT-BTC thì đối tượng của kế toán thuế bao gồm:

- Các khoản phải thu, đã thu, còn phải thu về thuế: Phản ánh số tiền thuế do cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu của người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.

- Các khoản phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn thuế: Phản ánh số tiền thuế do cơ quan thuế phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn cho người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.

- Các khoản miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế: Phản ánh số tiền thuế miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ do cơ quan thuế thực hiện.

Ghi sổ kế toán thuế nội địa là công việc như thế nào?

Ghi sổ kế toán thuế nội địa được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:

Nội dung của công tác kế toán thuế
Công tác kế toán thuế là một trong các chức năng quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống theo các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế, trong đó có Phân hệ kế toán thuế. Công tác kế toán thuế bao gồm các công việc sau:
...
2. Ghi sổ kế toán thuế là công việc của kế toán thuế được thực hiện tự động bởi Phân hệ kế toán thuế nhằm ghi chép các thông tin đầu vào của kế toán thuế và chứng từ kế toán thuế tại khoản 1 Điều này để hạch toán kế toán thuế, phản ánh các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh trong kỳ kế toán thuế, bao gồm việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, sửa chữa sổ kế toán thuế theo các quy định tại Mục 3, Chương II Thông tư này.
...

Như vậy, theo quy định, ghi sổ kế toán thuế nội địa là công việc của kế toán thuế được thực hiện tự động bởi Phân hệ kế toán thuế nhằm ghi chép các thông tin đầu vào của kế toán thuế và chứng từ kế toán thuế để hạch toán kế toán thuế, phản ánh các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh trong kỳ kế toán thuế bao gồm việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, sửa chữa sổ kế toán thuế.

Kế toán thuế nội địa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế nội địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài khoản kế toán thuế nội địa gồm bao nhiêu loại?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở dữ liệu kế toán thuế nội địa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày hạch toán kế toán thuế nội địa là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hệ kế toán thuế nội địa là ứng dụng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 02/SO-KTT Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa phải đảm bảo điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào bắt đầu kỳ kế toán thuế nội địa năm 2025 và kết thúc vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế toán thuế nội địa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác kế toán thuế nội địa bao gồm các công việc gì?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 58

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;