Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế là gì?

Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế sẽ có thông tin phục vụ là gì? Có bao nhiêu nguồn thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế?

Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 31/2021/TT-BTC, thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục vụ cho mục đích quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Dẫn chiếu đến Điều 7 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm:

(1) Thông tin trong cơ quan thuế

- Thông tin về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; thông tin về nhân thân các thành viên sáng lập, chủ sở hữu và người đại diện pháp luật của người nộp thuế; đăng ký và sử dụng lao động; thông tin về trạng thái người nộp thuế; số lần thay đổi các thông tin đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; tình hình góp vốn của các thành viên; ngành nghề kinh doanh chính;

- Thông tin về các hồ sơ khai thuế; nộp thuế; nợ thuế; ưu đãi, miễn, giảm thuế; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế; hoàn thuế; đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ; thông tin khiếu nại, tố cáo; thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra; thông tin về giao dịch liên kết;

- Các thông tin khác.

(2) Thông tin thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp

- Thông tin về người nộp thuế thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định tại Điều 26 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Điều 27 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hoặc theo quy định hiện hành;

- Thông tin từ nước ngoài, tổ chức quốc tế cung cấp theo nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế có liên quan đến thuế mà Việt Nam là thành viên.

(3) Thông tin khác có liên quan đến người nộp thuế.

Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế là gì?

Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế là gì? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu nguồn thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 31/2021/TT-BTC, nguồn thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế gồm:

- Từ hệ thống thông tin trong cơ quan thuế;

- Từ phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế;

- Từ phối hợp trao đổi thông tin với cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định của pháp luật;

- Thông tin liên quan đến hoạt động của người nộp thuế thu thập được trong quá trình quản lý thuế;

- Mua thông tin theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Cụ thể, khoản 10 Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019 quy định cơ quan quản lý thuế có quyền mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.

- Tiếp nhận thông tin liên quan đến thuế từ nước ngoài, tổ chức quốc tế cung cấp theo nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Từ các nguồn thông tin có liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có tất cả 08 nguồn thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế.

Thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bằng những hình thức nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 31/2021/TT-BTC, thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bằng những hình thức sau đây:

- Cung cấp, trao đổi dưới dạng dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử (e-mail), trao đổi qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế; tin nhắn và cuộc gọi đến số điện thoại được cơ quan thuế công bố chính thức;

- Cung cấp, trao đổi bằng văn bản, điện tín, điện báo, fax, tài liệu giấy;

- Trao đổi trực tiếp trên cơ sở biên bản ghi nhận, có xác nhận của các bên liên quan; cử đại diện làm việc, xác minh, thu thập thông tin, tài liệu; tổ chức hội nghị và các hình thức khác.

Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế sau khi được thu thập sẽ được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:

- Đánh giá mức độ liên quan của thông tin với nhu cầu, mục đích sử dụng thông tin; xem xét độ tin cậy, tính chính xác của thông tin;

- Phân loại, sắp xếp, lưu trữ thông tin từ các nguồn theo từng nhóm thông tin phục vụ khai thác, phân tích thông tin;

- Phân tích thông tin, xem xét, phát hiện các yếu tố cấu thành nội dung thông tin phục vụ quản lý rủi ro;

- Tổng hợp, liên kết các yếu tố có liên quan được phát hiện qua phân tích để làm rõ nội dung, giá trị của thông tin được thu thập phục vụ phân loại mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Quản lý rủi ro
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các bộ phận nào tham gia vào quy trình quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB của người nộp thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ số tiêu chí rủi ro trong quản lý thuế theo Quyết định 18/QĐ-TCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế để phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong hoàn thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hải quan quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Tác giả:
Lượt xem: 46

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;