Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số là bao nhiêu năm từ 10/04/2025? Người nộp thuế sử dụng chữ ký số trong giao dịch thuế điện tử như thế nào?

Từ 10/04/2025, chứng thư chữ ký số có hiệu lực trong thời hạn bao nhiêu năm? Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch thuế điện tử được quy định như thế nào?

Chứng thư chữ ký số có hiệu lực bao nhiêu năm từ 10/04/2025?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 23/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 10/04/2025) quy định về thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số như sau:

- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký sổ gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là 25 năm.

- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy:

+ Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian có hiệu lực tối đa là 05 năm;

+ Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu có hiệu lực tối đa là 05 năm;

+ Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có hiệu lực tối đa là 10 năm.

- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng tối đa là 03 năm.

Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số là bao nhiêu năm từ 10/04/2025? Người nộp thuế sử dụng chữ ký số trong giao dịch thuế điện tử như thế nào?

Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số là bao nhiêu năm từ 10/04/2025? Người nộp thuế sử dụng chữ ký số trong giao dịch thuế điện tử như thế nào? (Hình từ Internet)

Chứng thư chữ ký số gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 23/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 10/04/2025) quy định về nội dung của chứng thư chữ ký số như sau:

(1) Nội dung chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia bao gồm:

- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;

- Số hiệu chứng thư chữ ký số;

- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;

- Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;

- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;

- Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;

- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;

- Thuật toán khóa không đối xứng.

(2) Nội dung chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ bao gồm:

- Tên của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số;

- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;

- Số hiệu chứng thư chữ ký số;

- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;

- Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;

- Chữ ký số của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số;

- Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;

- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;

- Thuật toán khóa không đối xứng.

(3) Nội dung của chứng thư chữ ký số công cộng bao gồm:

- Tên của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;

- Tên của thuê bao;

- Số hiệu chứng thư chữ ký số;

- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;

- Khóa công khai của thuê bao;

- Chữ ký số của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;

- Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;

- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

- Thuật toán khóa không đối xứng.

Người nộp thuế sử dụng chữ ký số trong giao dịch thuế điện tử như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch thuế điện tử như sau:

- Người nộp thuế phải sử dụng chữ ký số bằng chứng thư số quy định tại khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2021/TT-BTC để ký trên các chứng từ điện tử của người nộp thuế khi giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

- Người nộp thuế ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế với đại lý thuế thì đại lý thuế sử dụng chứng thư số của đại lý thuế để ký trên các chứng từ điện tử của người nộp thuế khi giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

- Người nộp thuế là cá nhân thực hiện giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế nhưng chưa được cấp chứng thư số thì:

+ Được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc hệ thống của các cơ quan có liên quan đến giao dịch điện tử gửi qua “tin nhắn” đến số điện thoại, hoặc qua địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế hoặc cơ quan có liên quan đến giao dịch điện tử (sau đây gọi là SMS OTP);

+ Hoặc được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử được sinh ra ngẫu nhiên sau mỗi phút từ một thiết bị điện tử tự động do cơ quan thuế hoặc cơ quan có liên quan cung cấp (sau đây gọi là Token OTP);

+ Hoặc được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử tự sinh ra ngẫu nhiên sau một khoảng thời gian do ứng dụng của cơ quan thuế hoặc cơ quan có liên quan cung cấp và được cài đặt trên smartphone, máy tính bảng (sau đây gọi là Smart OTP).

+ Hoặc xác thực bằng sinh trắc học theo quy định tại Nghị định 165/2018/NĐ-CP.

- Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thay, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài thực hiện giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân khai thay, nộp thuế thay sử dụng chứng thư số của tổ chức, cá nhân khai thay, nộp thuế thay để ký trên các chứng từ điện tử khi giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

Cùng chủ đề
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;