Thời điểm dự kiến ban hành toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2024?
Thời điểm dự kiến ban hành toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2024?
Ngày 18/12/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 41/2023/UBTVQH15 về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trong đó Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi là một trong các Luật sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa 15.
Chiều ngày 26/11/2024, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết với đa số đại biểu tán thành. Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:
Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết
1. Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
Đối với pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến tại phiên họp gần nhất. Sau khi pháp lệnh được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết, thông qua lại thì Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua lại. Trong trường hợp Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Đối với luật, pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
...
Theo quy định trên thì Chủ tịch nước công bố luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật được thông qua.
Như vậy, thời điểm dự kiến ban hành toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 là ngày 11/12/2024.
Thời điểm dự kiến ban hành toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2024? (Hình ảnh từ Internet)
Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2024 có gì thay đổi so với Luật hiện hành?
Căn cứ theo bản dự thảo số 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (dự thảo mới nhất) ...Tải về có một số thay đổi đáng chú ý như:
(1) Điều chỉnh các quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) và khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13) như sau:
- Lược bỏ một số đối tượng không chịu thuế GTGT so với hiện hành, gồm
Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ;
Lưu ký chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác...
- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác đã chế biến thành sản phẩm khác không chịu thuế GTGT phải áp dụng theo Danh mục do Chính phủ quy định.
Hiện hành, sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bên cạnh đó, cũng bổ sung hàng hóa nhập khẩu ủng hộ, tài trợ cho phòng chống thiên tai, thảm họa dịch bệnh, chiến tranh theo quy định của Chính phủ là đối tượng không chịu thuế GTGT.
(2) Điều 14 dự thảo Luật Thuế GTGT cũng đã bổ sung trường hợp sau đây được hoàn thuế như sau:
Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng hoặc 04 quý thì được hoàn thuế GTGT.
(3) Ngoài ra, tại dự thảo Luật Thuế GTGT còn:
- Sửa đổi quy định giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
- Điều chỉnh thuế suất của một số hàng hóa, dịch vụ
Dự thảo số 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (dự thảo mới nhất) ...Tải về
Hiện nay, các trường hợp nào không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng gồm:
- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng 2008