Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA song phương là khi nào?

APA song phương có thời điểm bắt đầu hiệu lực là khi nào?

Việc áp dụng APA song phương phải đảm bảo tuân thủ quy định gì?

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế sau đây được gọi tắt là APA.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, việc áp dụng APA song phương phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể:

- Việc áp dụng cơ chế APA song phương được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận song phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan;

- Việc áp dụng cơ chế APA phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;

- Việc áp dụng cơ chế APA phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

Cơ quan nào sẽ tiếp nhận đề nghị áp dụng APA song phương của người nộp thuế?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về việc áp dụng APA song phương trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
4. Tổng cục Thuế tiếp nhận đề nghị áp dụng APA của người nộp thuế và tiến hành thẩm định hồ sơ, trao đổi, đàm phán với người nộp thuế (trong trường hợp APA đơn phương) hoặc với cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế (trong trường hợp APA song phương hoặc APA đa phương) về nội dung APA.

Như vậy, Tổng cục Thuế là cơ quan tiếp nhận đề nghị áp dụng APA song phương của người nộp thuế.

Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA song phương là khi nào?

Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA song phương là khi nào? (Hình từ Internet)

Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA song phương là khi nào?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về việc áp dụng APA song phương trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
7. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA được thực hiện theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế. Đối với các APA song phương hoặc đa phương có liên quan đến quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế nước ngoài, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
Người nộp thuế áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế kê khai Báo cáo APA thường niên cho từng năm tính thuế trong giai đoạn hiệu lực của APA đã ký kết theo Mẫu số 04/APA-BC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này cùng các tài liệu thuyết minh và nộp kèm theo Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp trong quá trình thực hiện APA nếu có phát sinh các sự kiện gây ảnh hưởng trọng yếu đến việc tiếp tục thực hiện APA hoặc ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và kê khai thuế của người nộp thuế, người nộp thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có sự kiện gây ảnh hưởng (được gọi là báo cáo đột xuất).

Như vậy, thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA song phương được thực hiện theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể:

16. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.

Tuy nhiên, đối với các APA song phương có liên quan đến quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế nước ngoài, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

* Lưu ý:

- Người nộp thuế áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế kê khai Báo cáo APA thường niên cho từng năm tính thuế trong giai đoạn hiệu lực của APA đã ký kết theo Mẫu số 04/APA-BC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP cùng các tài liệu thuyết minh và nộp kèm theo Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp trong quá trình thực hiện APA nếu có phát sinh các sự kiện gây ảnh hưởng trọng yếu đến việc tiếp tục thực hiện APA hoặc ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và kê khai thuế của người nộp thuế, người nộp thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có sự kiện gây ảnh hưởng (được gọi là báo cáo đột xuất).

Áp dụng APA
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
APA đơn phương là gì? Ai xây dựng bản dự thảo APA đơn phương?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao dịch nào được đề nghị áp dụng APA đa phương?
Hỏi đáp Pháp luật
APA đa phương là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
APA song phương là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA song phương là khi nào?
Tác giả:
Lượt xem: 13
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;