Theo Nghị quyết 60 2025, Thành phố Đà Nẵng sáp nhập với tỉnh thành nào?
Theo Nghị quyết 60 2025, Thành phố Đà Nẵng sáp nhập với tỉnh thành nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 10 Mục 2 Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị hành chính, cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 như sau:
...
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
...
Như vậy, Thành phố Đà Nẵng sẽ sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, lấy tên là Thành phố Đà Nẵng và đặt trung tâm chính trị hành chính tại Thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Theo Nghị quyết 60 2025, Thành phố Đà Nẵng sáp nhập với tỉnh thành nào? (Hình ảnh từ Internet)
Danh sách các Phòng Giao dịch tại địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc Kho bạc Nhà nước khu vực 12 hiện nay?
Căn cứ theo Phụ lục Kèm theo Quyết định 65/QĐ-KBNN năm 2025 quy định về tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của các Phòng Giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước khu vực 12 như sau:
STT | Phòng Giao dịch | Địa bàn quản lý | Trụ sở chính |
... | ... | ... | ... |
| Đà Nẵng |
| |
7 | Phòng Giao dịch số 7 | Thành phố Đà Nẵng | KBNN Đà Nẵng |
8 | Phòng Giao dịch số 8 | Quận Hải Châu | KBNN Đà Nẵng |
9 | Phòng Giao dịch số 9 | Quận Cẩm Lệ Quận Ngũ Hành Sơn Quận Sơn Trà | KBNN Cẩm Lệ |
10 | Phòng Giao dịch số 10 | Quận Thanh Khê Quận Liên Chiểu | KBNN Liên Chiểu |
11 | Phòng Giao dịch số 11 | Huyện Hòa Vang | KBNN Hòa Vang |
... | ... | ... | ... |
Như vậy, hiện nay có 5 Phòng Giao dịch tại địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc Kho bạc Nhà nước khu vực 12.
Quyền hạn của Kho bạc Nhà nước khu vực là gì?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 2 Quyết định 925/QĐ-BTC năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước khu vực như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
16. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước khu vực.
17. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, trả lời vướng mắc của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
18. Thực hiện công tác văn thư, bảo vệ bí mật nhà nước và lưu trữ hồ sơ tài liệu thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.
20. Kho bạc Nhà nước khu vực có quyền:
a) Trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước khu vực để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Được từ chối tạm ứng, thanh toán các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Như vậy, Kho bạc Nhà nước khu vực có các quyền như sau:
- Trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước khu vực để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Được từ chối tạm ứng, thanh toán các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.