Thế nào là tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế?
Thế nào là tham vấn trực tiếp?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 giải thích tham vấn trực tiếp là hình thức trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến trực tiếp về việc giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế thông qua việc tổ chức hội nghị tham vấn.
Lưu ý: Cơ quan thuế bao gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.
Nguyên tắc tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế như thế nào?
Nguyên tắc tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế được quy định tại Điều 4 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 như sau:
- Thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Việc tham vấn được thực hiện theo nguyên tắc khách quan, dân chủ, thảo luận công khai và biểu quyết theo đa số.
- Thời gian tổ chức, thực hiện tham vấn được tính trong thời hạn giải quyết khiếu nại.
- Bảo vệ bí mật nhà nước, bảo mật thông tin người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Thế nào là tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế? (Hình từ Internet)
Tổ chức hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế như thế nào?
Tổ chức hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế được quy định tại Điều 13 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 như sau:
[1] Đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn gửi giấy mời (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021) đến các thành viên của hội đồng và các đơn vị, cá nhân khác có liên quan chậm nhất là trước 03 ngày làm việc so với ngày tổ chức hội nghị tham vấn.
Lưu ý: Đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn là bộ phận giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế, bao gồm: Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại tố cáo và Phòng chống tham nhũng thuộc Tổng cục Thuế; Phòng Kiểm tra nội bộ hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ giải quyết khiếu nại thuộc Cục Thuế; Đội Kiểm tra nội bộ hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ giải quyết khiếu nại thuộc Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.
[2] Thành phần tham gia hội nghị tham vấn gồm:
- Hội đồng tham vấn;
- Đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn;
- Thành viên Đoàn Thanh tra, kiểm tra hoặc các đơn vị, cá nhân khác có liên quan được mời tham dự (theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thuế).
[3] Hội nghị tham vấn chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt Chủ tịch hội đồng tham vấn và ít nhất 70% tổng số thành viên của Hội đồng tham vấn (bao gồm cả Chủ tịch hội đồng) tham dự.
[4] Trình tự tổ chức hội nghị tham vấn:
Bước 01: Chủ tịch Hội đồng tham vấn giới thiệu thành phần, tuyên bố lý do, thông qua hình thức làm việc, phân công cá nhân ghi biên bản tham vấn.
Bước 02: Đại diện đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn trình bày nội dung đề nghị tham vấn, nêu vướng mắc phát sinh trong quá trình xem xét thụ lý giải quyết khiếu nại, bao gồm: vướng mắc về thực tế, căn cứ pháp lý, ý kiến của người khiếu nại, người bị khiếu nại, phương án đề xuất giải quyết.
Bước 03: Thành viên của Hội đồng tham vấn phát biểu ý kiến và đưa ra phương án đối với nội dung tham vấn giải quyết khiếu nại.
Trường hợp các thành viên của Hội đồng tham vấn cùng thống nhất chung một phương án giải quyết thì ghi nhận nội dung này tại Biên bản tham vấn và không cần thực hiện biểu quyết theo quy định dưới đây:
+ Trường hợp các thành viên của Hội đồng tham vấn không thống nhất chung một phương án giải quyết thì thực hiện biểu quyết về phương án giải quyết khiếu nại.
+ Mỗi thành viên của Hội đồng tham vấn chỉ được biểu quyết đồng ý tối đa một phương án giải quyết khiếu nại.
+ Chủ tịch Hội đồng tham vấn lấy ý kiến các thành viên về việc biểu quyết theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
Trường hợp biểu quyết theo hình thức bỏ phiếu kín (mẫu số 05 ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021), Chủ tịch Hội đồng tham vấn phải lấy ý kiến các thành viên để thông qua Tổ kiểm phiếu.
Bước 04: Chủ tịch Hội đồng tham vấn thông báo kết quả biểu quyết để các thành viên Hội đồng được biết.
+ Kết quả biểu quyết và ý kiến các thành viên phải được ghi nhận đầy đủ vào Biên bản tham vấn (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021).
+ Biên bản tham vấn phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự.
+ Trường hợp có thành viên của Hội đồng tham vấn không ký biên bản thì phải ghi nhận việc này vào Biên bản tham vấn và ghi rõ lý do.
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?
- Mã giao dịch điện tử giao dịch thuế điện tử được tạo ra có thống nhất không?
- Người lao động có hợp đồng làm việc dưới 6 tháng có áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được không?
- Cho thuê nhà có đóng thuế không? Trường hợp nào người cho thuê nhà bị ấn định doanh thu tính thuế?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?