Thế nào là cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước?
Thế nào là cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC giải thích cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước là cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có phát sinh thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế và các thủ tục về thuế khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc theo văn bản phân công của cơ quan có thẩm quyền; nhưng không phải là cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.
Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm quản lý thuế đối với cơ quan thuế quản lý trực tiếp được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với khoản thu được giao trên địa bàn của Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:
- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý.
- Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý. Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì tiền chậm nộp được tính, điều chỉnh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước đối với khoản thu được giao quản lý.
- Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với khoản thu được giao quản lý.
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC, Điều 26 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư được giao quản lý theo quy định tại Mục 1 Chương V Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế nộp thừa đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Chương VI Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế có khoản thu được giao quản lý và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).
- Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế đối với khoản thu quy định điểm đ khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC, Điều 15 Thông tư 80/2021/TT-BTC, điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện thêm các nhiệm vụ như cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế có khoản thu được phân bổ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Thế nào là cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế gồm các cơ quan nào?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế bao gồm:
[1] Cơ quan thuế quản lý địa bàn trụ sở chính của người nộp thuế, trừ quy định tại mục [3];
[2] Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trên địa bàn;
[3] Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo quy định tại Quyết định 15/2021/QĐ-TTg;
[4] Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế cho cá nhân theo quy định;
[5] Đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành; trường hợp có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thể được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo cơ quan thuế quản lý hoặc Thông báo phân công cơ quan thuế quản lý khi cấp mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số thuế hoặc khi thay đổi thông tin đăng ký hoặc khi phân công lại cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn cách hủy mã số thuế cá nhân thứ 2?
- Hóa đơn điện tử đã được thông báo hết giá trị sử dụng thì trong bao lâu phải tiêu hủy?
- Khí thải công nghiệp phải chịu phí bảo vệ môi trường với khí thải theo Nghị định mới?
- Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động có bị công khai thông tin đăng ký thuế không?
- Sau 12h khuya có còn nộp thuế điện tử được nữa không? Cách xác định ngày nộp thuế điện tử như thế nào?
- Cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN trong trường hợp nào?
- Thay đổi vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai lệ phí môn bài không?
- Người nộp thuế nợ tiền thuế bao nhiêu ngày thì bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế?
- Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng? Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?
- Quan hệ công tác giữa Hội đồng tư vấn thuế với cơ quan thuế như thế nào?