Thanh minh trong tiết tháng 3 nghĩa là gì? Cán bộ, công chức thuế có được nghỉ để đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh minh 2025 thì không?
Thanh minh trong tiết tháng 3 nghĩa là gì?
“Thanh minh trong tiết tháng 3” là câu mở đầu trong bài ca dao nổi tiếng gắn liền với truyền thuyết Trần Quốc Tuấn và phong tục tảo mộ của người Việt. Cụ thể câu này có ý nghĩa như sau:
- Thanh minh: Là một tiết trong 24 tiết khí của âm lịch, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng 4 dương lịch và kéo dài khoảng 15 ngày. Tiết Thanh minh thường rơi vào thời điểm tháng 3 âm lịch.
- Trong tiết tháng ba: Ý chỉ thời điểm diễn ra tiết Thanh minh là vào tháng 3 âm lịch.
- Ý nghĩa chung: Tiết Thanh minh là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu kính bằng cách tảo mộ, chăm sóc phần mộ của tổ tiên, dọn dẹp và sửa sang lại. Đây cũng là dịp để gia đình sum họp, tưởng nhớ người đã khuất.
Theo lịch vạn niên, Thanh Minh là một trong 24 tiết khí quan trọng của năm. Tiết Thanh Minh bắt đầu khi Mặt Trời đi qua kinh độ 15°, thường rời vào ngày 4/4 hoặc 5/4 dương lịch. Tên gọi "Thanh Minh" mang ý nghĩa là bầu trời quang đãng, thanh khiết, mùa xuân đang bước vào giai đoạn tệ nhẹ, rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời, trong đó có phong tục tảo mộ.
- Tiết Thanh minh năm 2025 bắt đầu từ ngày 4/4/2025 và kết thúc vào ngày 19/4 Dương lịch.
Ngày đầu tiên của Tiết Thanh minh 2025 tức Tết Thanh Minh 2025 sẽ rơi vào Thứ sáu, ngày 4/4/2025 Dương lịch và là ngày 7/3 Âm lịch.
Lưu ý: Thanh minh trong tiết tháng 3 nghĩa là gì chỉ mang tính tham khảo!
Thanh minh trong tiết tháng 3 nghĩa là gì? Cán bộ, công chức thuế có được nghỉ để đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh minh 2025 ? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức thuế có được nghỉ để đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh minh 2025?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, Tết Thanh minh 2025 không được quy định là những ngày lễ, tết mà cán bộ, công chức thuế được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương. Do đó, cán bộ, công chức thuế không được nghỉ hưởng nguyên lương để đi tảo mộ vào ngày này.
Có bao nhiêu chức danh công chức thuế hiện nay?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC thì có 05 chức danh của công chức thuế như sau:
Chức danh | Mã số ngạch |
Kiểm tra viên cao cấp thuế | 06.036 |
Kiểm tra viên chính thuế | 06.037 |
Kiểm tra viên thuế | 06.038 |
Kiểm tra viên trung cấp thuế | 06.039 |
Nhân viên thuế | 06.040 |
Trong đó:
(1) Kiểm tra viên cao cấp thuế:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định kiểm tra viên cấp cao thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực thuế, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục, lãnh đạo Vụ, Cục và tương đương, lãnh đạo Cục thuế tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về thuế tại Tổng cục Thuế và Cục thuế tỉnh, thành phố và thực hiện các phần hành nghiệp vụ thuế ở mức độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi tỉnh, nhiều tỉnh hoặc toàn quốc.
(2) Kiểm tra viên chính thuế:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định kiểm tra viên chính thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của ngành thuế, giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức thực hiện quản lý thuế hoặc trực tiếp thực hiện các phần hành của nghiệp vụ thuế theo chức năng được phân công tại các đơn vị trong ngành thuế.
(3) Kiểm tra viên thuế
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định kiểm tra viên thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành thuế; trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuế.
(4) Kiểm tra viên trung cấp thuế
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định kiểm tra viên trung cấp thuế là công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế tại đơn vị.
(5) Nhân viên thuế
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định nhân viên thuế là công chức thừa hành, thực hiện nhiệm vụ đơn giản về chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý thuế theo sự phân công của đơn vị.