Tài khoản giao dịch thuế điện tử là gì? Tài khoản giao dịch thuế điện tử có tối đa bao nhiêu tài khoản phụ?
- Tài khoản giao dịch thuế điện tử là gì? Tài khoản giao dịch thuế điện tử có tối đa bao nhiêu tài khoản phụ?
- Cơ quan thuế sẽ gửi các quyết định, thông báo và văn bản đến tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế thế nào?
- Người nộp thuế đã được cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử tra cứu thông tin người nộp thuế thế nào?
Tài khoản giao dịch thuế điện tử là gì? Tài khoản giao dịch thuế điện tử có tối đa bao nhiêu tài khoản phụ?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giao dịch thuế điện tử” là các giao dịch được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện bằng phương thức điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
2. “Chứng từ điện tử” là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương thức điện tử khi người nộp thuế, cơ quan thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện giao dịch thuế điện tử.
3. “Mã giao dịch điện tử” là một dãy các ký tự được tạo theo một nguyên tắc thống nhất, có tính duy nhất theo từng chứng từ điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
4. “Tài khoản giao dịch thuế điện tử” là tên và mật khẩu đăng nhập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế khi thực hiện các giao dịch thuế điện tử được cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế.
Tài khoản giao dịch thuế điện tử bao gồm 01 (một) tài khoản chính và tối đa không quá 10 (mười) tài khoản phụ. Tài khoản chính được cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Tài khoản phụ do người nộp thuế tự đăng ký thông qua tài khoản chính để phân quyền thực hiện theo từng dịch vụ thuế điện tử.
...
Theo đó tài khoản giao dịch thuế điện tử là tên và mật khẩu đăng nhập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế được cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế.
Tài khoản giao dịch thuế điện tử bao gồm tối đa không quá 10 (mười) tài khoản phụ. Tài khoản phụ do người nộp thuế tự đăng ký thông qua tài khoản chính để phân quyền thực hiện theo từng dịch vụ thuế điện tử.
Tài khoản giao dịch thuế điện tử là gì? Tài khoản giao dịch thuế điện tử có tối đa bao nhiêu tài khoản phụ? (Hình từ Internet)
Cơ quan thuế sẽ gửi các quyết định, thông báo và văn bản đến tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BTC, cơ quan thuế sẽ gửi các quyết định, thông báo và văn bản khác bằng điện tử của cơ quan thuế được gửi đến tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và theo địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế theo quy định:
Người nộp thuế được đăng ký một địa chỉ thư điện tử chính thức để nhận tất cả các thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế (địa chỉ thư điện tử này phải đồng nhất với địa chỉ thư điện tử đã đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 13 Thông tư 19/2021/TT-BTC hoặc địa chỉ thư điện tử đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Điều 14 và Điều 35 Thông tư 19/2021/TT-BTC), ngoài ra, với mỗi thủ tục hành chính thuế người nộp thuế được đăng ký thêm một địa chỉ thư điện tử để nhận tất cả các thông báo liên quan đến thủ tục hành chính thuế đó.
Người nộp thuế đã được cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử tra cứu thông tin người nộp thuế thế nào?
Căn cứ Điều 34 Thông tư 19/2021/TT-BTC, người nộp thuế sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu, xem, in toàn bộ thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo, quyết định, văn bản đã nhận/gửi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; tra cứu nghĩa vụ kê khai, tra cứu thông tin nghĩa vụ theo hồ sơ, chứng từ, quyết định; tra cứu số thuế còn phải nộp.
Các thông tin của các thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có giá trị xác nhận như văn bản bằng giấy của cơ quan thuế.
Người nộp thuế có thể tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử, riêng chứng từ nộp NSNN thì tra cứu theo “số tham chiếu”.
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thông báo trên tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế do Tổng cục Thuế cấp về tình hình xử lý các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, miễn, giảm/xóa nợ, được hoàn, còn được hoàn phát sinh trong tháng trước và các khoản còn phải nộp, nộp thừa đến thời điểm cuối tháng trước đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
Ngoài ra, người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử, sử dụng mã giao dịch điện tử được cấp theo từng lần để tra cứu thông tin đã giao dịch với cơ quan thuế.
- Các khoản chi phúc lợi cho người lao động được trừ khi tính thuế TNDN là gì?
- Tổng hợp 2 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên ở trong tổ chức chính trị - xã hội đóng đảng phí bao nhiêu?
- 02 cách điền Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên trong cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng đảng phí bao nhiêu?
- Các bước nộp trực tiếp mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động? Người lao động là đoàn viên công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước phải nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online? Người lao động là đoàn viên công đoàn nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn 2 cách nộp mẫu 01/PLI Báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Người lao động là Đoàn viên ở đơn vị lực lượng vũ trang nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm? Người lao động là Đoàn viên ở tổ chức xã hội phải đóng đoàn phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ mới nhất năm 2024?
- 3 loại phí ra sổ hồng chung cư là gì?
- Mẫu CTT50 là mẫu biên lai thu thuế đúng không?