Tài khoản giao dịch thuế điện tử gồm những tài khoản nào?
Tài khoản giao dịch thuế điện tử gồm những tài khoản nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC có định nghĩa về tài khoản giao dịch thuế điện tử như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giao dịch thuế điện tử” là các giao dịch được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện bằng phương thức điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
2. “Chứng từ điện tử” là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương thức điện tử khi người nộp thuế, cơ quan thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện giao dịch thuế điện tử.
3. “Mã giao dịch điện tử” là một dãy các ký tự được tạo theo một nguyên tắc thống nhất, có tính duy nhất theo từng chứng từ điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
4. “Tài khoản giao dịch thuế điện tử” là tên và mật khẩu đăng nhập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế khi thực hiện các giao dịch thuế điện tử được cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế.
Tài khoản giao dịch thuế điện tử bao gồm 01 (một) tài khoản chính và tối đa không quá 10 (mười) tài khoản phụ. Tài khoản chính được cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Tài khoản phụ do người nộp thuế tự đăng ký thông qua tài khoản chính để phân quyền thực hiện theo từng dịch vụ thuế điện tử.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì tài khoản giao dịch thuế điện tử gồm có: 1 tài khoản chính và tối đa 10 tài khoản phụ.
*Lưu ý:
- Tài khoản chính được cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định về đăng ký giao dịch thuế điện tử (Điều 10 Thông tư 19/2021/TT-BTC).
- Tài khoản phụ do người nộp thuế tự đăng ký thông qua tài khoản chính để phân quyền thực hiện theo từng dịch vụ thuế điện tử.
Tài khoản giao dịch thuế điện tử gồm những tài khoản nào? (Hình từ Internet)
Tài khoản giao dịch thuế điện tử có tác dụng như thế nào khi tra cứu thông tin của người nộp thuế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Thông tư 19/2021/TT-BTC, có quy định như sau:
Tra cứu thông tin của người nộp thuế:
1. Người nộp thuế sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu, xem, in toàn bộ thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo, quyết định, văn bản đã nhận/gửi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; tra cứu nghĩa vụ kê khai, tra cứu thông tin nghĩa vụ theo hồ sơ, chứng từ, quyết định; tra cứu số thuế còn phải nộp. Các thông tin của các thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có giá trị xác nhận như văn bản bằng giấy của cơ quan thuế.
Người nộp thuế có thể tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử, riêng chứng từ nộp NSNN thì tra cứu theo “số tham chiếu”.
2. Người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử, sử dụng mã giao dịch điện tử được cấp theo từng lần để tra cứu thông tin đã giao dịch với cơ quan thuế.
3. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thông báo trên tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế do Tổng cục Thuế cấp về tình hình xử lý các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, miễn, giảm/xóa nợ, được hoàn, còn được hoàn phát sinh trong tháng trước và các khoản còn phải nộp, nộp thừa đến thời điểm cuối tháng trước đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì tài khoản giao dịch thuế điện tử sẽ có tác dụng trong tra cứu thông tin của người nộp thuế.
- Tài khoản giao dịch thuế điện tử dùng truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có thể xem một số thông tin người nộp thuế như:
+ Tra cứu, xem, in toàn bộ thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo, quyết định, văn bản đã nhận/gửi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế;
+ Tra cứu nghĩa vụ kê khai, tra cứu thông tin nghĩa vụ theo hồ sơ, chứng từ, quyết định;
+ Tra cứu số thuế còn phải nộp.
+ Các thông tin của các thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có giá trị xác nhận như văn bản bằng giấy của cơ quan thuế.
Người nộp thuế chưa có chứng thư số nhưng đã có mã số thuế thì đăng ký giao dịch thuế điện tử như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 19/2021/TT-BTC có quy định về việc đăng ký giao dịch thuế điện tử như sau:
Đăng ký giao dịch thuế điện tử
1. Đăng ký cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
a) Người nộp thuế là cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng thư số hoặc cá nhân chưa có chứng thư số nhưng đã có mã số thuế được đăng ký để cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế.
Cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này phải thực hiện thủ tục đăng ký cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo quy định tại khoản này sau khi đã được cấp mã số thuế,
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì người nộp thuế chưa có chứng thư số nhưng đã có mã số thuế thì đăng ký giao dịch thuế điện tử thì sẽ được đăng ký để cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế.
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?
- https canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ người nộp thuế trên các sàn thương mại điện tử hoạt động từ 19/12/2024?
- Sửa đổi quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu từ ngày 01/7/2025?
- Ngày 10 tháng Chạp rơi vào ngày mấy dương lịch 2025? Ngày 10 tháng Chạp là ngày gì? Hạn cuối nộp lệ phí môn bài 2025 là khi nào?
- Mẫu giấy ủy quyền mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là mẫu nào?
- Mẫu kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia mới nhất năm 2024?
- Không đề nghị hoàn thuế thì cơ quan thuế có tự động hoàn thuế TNCN không?