Tải file word pdf Nghị định 20 2025 sửa đổi NĐ132 2020?

Tải file word pdf Nghị định 20 2025 sửa đổi NĐ132 2020? Nghị định 20 năm 2025 sửa đổi những nội dung gì trong NĐ132 2020?

Tải file word pdf Nghị định 20 2025 sửa đổi NĐ132 2020?

Ngày 10/02/2025, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Cụ thể, Nghị định 20 năm 2025 sẽ có hiệu lực từ ngày 27/03/2025 và sẽ được áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN 2024.

Xem toàn văn Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết dưới đây:

Tải file pdf Nghị định 20 2025 sửa đổi NĐ132 2020...TẠI ĐÂY

Tải file word Nghị định 20 2025 sửa đổi NĐ132 2020...TẠI ĐÂY

Tải file word pdf Nghị định 20 2025 sửa đổi NĐ132 2020?

Tải file word pdf Nghị định 20 2025 sửa đổi NĐ132 2020? (Hình ảnh từ Internet)

Nghị định 20 năm 2025 sửa đổi những nội dung gì trong NĐ132 2020?

Nghị định 20/2025/NĐ-CP...Tải về đã sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nghị định 132/2020/NĐ-CP liên quan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Cụ thể:

(1) Các điều khoản được sửa đổi, bổ sung

- Sửa đổi, bổ sung điểm d, điểm k và bổ sung điểm m khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về các bên có quan hệ liên kết.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát và cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch liên kết.

- Thay thế Phụ lục 1 về Thông tin quan hệ liên kết và giao dịch liên kết bằng Phụ lục mới ban hành kèm theo Nghị định 20/2025/NĐ-CP...Tải về

(2) Quy định chuyển tiếp về chi phí lãi vay từ kỳ tính thuế 2020 - 2023

Trường hợp, tại kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, năm 2021, năm 2022 và năm 2023, doanh nghiệp đi vay chỉ có quan hệ liên kết với tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP và doanh nghiệp đi vay với bên cho vay hoặc bảo lãnh thuộc trường hợp quy định tại điểm d.1 và điểm d.2 khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 20/2025/NĐ-CP, có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP và có chỉ phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì kể từ kỳ tính thuế năm 2024 thực hiện như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp không có quan hệ liên kết và không phát sinh giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2025/NĐ-CP thì phần chi phí lãi vay không được trừ và chưa được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo tính đến cuối kỳ tinh thuế năm 2023 được phân bổ đều chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo cho thời gian còn lại theo quy định về thời gian được chuyển chi phí lãi vay tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

- Trường hợp doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2025/NĐ-CP thì chi phí lãi vay không được trừ và chưa được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP

Quy định xác định các bên có quan hệ liên kết được sửa đổi theo Nghị định 20 như thế nào?

Theo đó căn cứ tại Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 20/2025/NĐ-CP...Tải về về xác định các bên có quan hệ liên kết như sau:

(1) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay của doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

Quy định tại điểm d khoản này không áp dụng với các trường hợp sau:

- Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a, c, d, e, g, h, k, 1 và m khoản 2 Điều 5 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

- Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản 2 Điều 5 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

(2) Sửa đổi, bổ sung điểm k khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp (bao gồm cả chi nhánh hạch toán độc lập thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;"

(3) Bổ sung điểm m khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

Tổ chức tín dụng với Công ty con hoặc với Công ty kiểm soát hoặc với Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có);"

Cùng chủ đề
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;