Tải file mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử 2024? Những trường hợp cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?

Tải file mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử? Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?

Tải file mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử 2024?

Hiện nay, biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót chia làm hai trường hợp:

- Trường hợp 1: do các bên tự thỏa thuận thì không có quy định cụ thể về mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, dựa theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CPThông tư 78/2021/TT-BTC, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sau trong các trường hợp cụ thể sau:

+ Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn do ghi sai đơn giá Tải về

+ Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn do ghi sai mã số thuế người mua Tải về

+ Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn do ghi sai địa chỉ người mua Tải về

+ Mẫu biên bản điều chỉnh chung Tải về

- Trường hợp 2: điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót do lập hóa đơn theo quy định cũ:

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót trong trường hợp này là mẫu 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Tải về mẫu 04/SS-HĐĐT

Tải file mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử 2024? Những trường hợp cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?

Tải file mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử 2024? Những trường hợp cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử? (Hình từ Internet)

Những trường hợp cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?

Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử được lập trong những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho người mua

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hóa đơn có sai xót như sau:

Xử lý hóa đơn có sai sót
...
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
...
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Theo quy định trên, biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử không phải văn bản bắt buộc lập mà chỉ lập khi bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập biên bản trước khi lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế thì cần lập biện bản ghi rõ sai sót của hóa đơn đã lập sau đó lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế hóa đơn có sai sót đó.

Trường hợp 2: Xuất hóa đơn theo quy định cũ và đã gửi cho người mua

Căn cứ khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định như sau:

- Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.

- Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót thì xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì xử lý như sau:

- Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Tải về Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót.

- Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.

- Hết thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT. Trường hợp quá thời hạn thông báo lần 2 ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT mà người bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí có phải là đổi tượng áp dụng của Thông tư 123 về hóa đơn điện tử không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử được lưu giữ bằng phương thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì hóa đơn điện tử không có chữ ký số của người bán hợp lệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử theo Nghị định 123 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình triển khai hệ thống quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
4 tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước hướng dẫn thực hiện thủ tục hủy hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn điện tử tiền điện EVN mới nhất 2024?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;