Sử dụng trái phép tiền thuế có bị hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế không?

Hành vi sử dụng trái phép tiền thuế bị xử lý như thế nào theo pháp luật? Lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Sử dụng trái phép tiền thuế có bị hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
...
3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
...

Như vậy thông qua quy định trên thì hành vi sử dụng trái phép tiền thuế là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế.

Sử dụng trái phép tiền thuế có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế không?

Sử dụng trái phép tiền thuế có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế không? (Hình từ Internet)

Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế áp dụng những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 136 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

[1] Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

[2] Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

[3] Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật này.

[4] Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.

[5] Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 và Điều 52 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật này.

[6] Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế của người nộp thuế thì thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.

[7] Trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự

Có mấy hình thức xử phạt vi phạm phạm hành chính về quản lý thuế?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định như sau:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi quy định tại Điều 141 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 của Luật này;
c) Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều 142 của Luật này;
d) Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 của Luật này.
...

Như vậy thông qua quy định trên thì đối với việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế sẽ có 2 hình thức xử phạt đó là cảnh cáo và phạt tiền.

Quản lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngoài Tổng cục Thuế, cơ quan quản lý thuế còn bao gồm những cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 06/02/2025, người nộp thuế tạm ngừng hoạt động có phải gửi thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp không?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 303 doanh nghiệp lớn do Cục Thuế doanh nghiệp lớn được phân công trực tiếp quản lý thuế năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm kết thúc năm tính thuế ra sao? Nguyên tắc quản lý thuế từ năm 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì có bị xử phạt?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng trái phép tiền thuế có bị hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ có phải là hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý thuế?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 84

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;