Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống có phải hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp?
Hóa đơn, chứng từ là gì?
(1) Hóa đơn
Theo khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo một trong hai hình thức:
- Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(2) Chứng từ
Theo khoản 4, 5, 6 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.
- Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
- Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống có phải hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định các hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là các hành vi sau:
Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
...
2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:
a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Theo đó, sử dụng hóa đơn, chứng từ khống không phải là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp mà là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống có phải hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp? (Hình từ Internet)
Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống có được xem là hành vi trốn thuế không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
...
Theo đó, sử dụng hóa đơn, chứng từ khống được xem là hành vi trốn thuế khi dùng hóa đơn, chứng từ đó để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; Hoặc lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Các khoản chi phúc lợi cho người lao động được trừ khi tính thuế TNDN là gì?
- Tổng hợp 2 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên ở trong tổ chức chính trị - xã hội đóng đảng phí bao nhiêu?
- 02 cách điền Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên trong cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng đảng phí bao nhiêu?
- Các bước nộp trực tiếp mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động? Người lao động là đoàn viên công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước phải nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online? Người lao động là đoàn viên công đoàn nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn 2 cách nộp mẫu 01/PLI Báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Người lao động là Đoàn viên ở đơn vị lực lượng vũ trang nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm? Người lao động là Đoàn viên ở tổ chức xã hội phải đóng đoàn phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ mới nhất năm 2024?
- 3 loại phí ra sổ hồng chung cư là gì?
- Mẫu CTT50 là mẫu biên lai thu thuế đúng không?