Sau khi đi chấp hành án phạt tù 1 năm mới về có được hỗ trợ chính sách vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội gì hay không?
- Sau khi đi chấp hành án phạt tù 1 năm mới về có được hỗ trợ chính sách vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội gì hay không?
- Phương thức cho vay vốn đối với người sau khi đi chấp hành án phạt tù 1 năm mới về ra sao?
- Cổng trao đổi thông tin của Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là gì?
Sau khi đi chấp hành án phạt tù 1 năm mới về có được hỗ trợ chính sách vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội gì hay không?
Theo Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định đối tượng vay vốn như sau:
Đối tượng và điều kiện vay vốn
Đối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn bao gồm:
1. Đối tượng vay vốn
a) Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.
2. Điều kiện vay vốn
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định này.
....
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 6 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định mức vốn cho vay đối với người sau khi đi chấp hành án phạt tù 1 năm mới về là:
Mức vốn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Như vây, sau khi đi chấp hành án phạt tù 1 năm mới về có thể được hỗ trợ chính sách vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội khi đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn. Và mức vay tối đa là 100 triệu đồng đối với 1 người chấp hành xong án phạt tù.
Lưu ý: Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật
Sau khi đi chấp hành án phạt tù 1 năm mới về có được hỗ trợ chính sách vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội gì hay không? (Hình từ Internet)
Phương thức cho vay vốn đối với người sau khi đi chấp hành án phạt tù 1 năm mới về ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg phương thức cho vay vốn đối với người sau khi đi chấp hành án phạt tù 1 năm mới về như sau;
- Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
Cổng trao đổi thông tin của Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC có định nghĩa về Cổng trao đổi thông tin của Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. “Cổng trao đổi thông tin của Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán” là hệ thống kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Tổng cục Thuế để thực hiện thủ tục nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử và trao đổi các thông tin điện tử về người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Như vậy, đối chiếu quy định có thể hiểu đơn giản rằng Cổng trao đổi thông tin của Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là hệ thống kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu giữa ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Tổng cục Thuế.