Quản lý rủi ro trong quản lý thuế để phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ ra sao?
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế có sử dụng nghiệp vụ thuế hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý thuế.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì khi áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế thì sẽ phải có sử dụng nghiệp vụ thuế và các vấn đề khác cùng phối hợp để quản lý.
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế để phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ ra sao? (Hình từ Internet)
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế để phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ ra sao?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC thì việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế để phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ như sau:
- Cơ quan thuế căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BTC, kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế tại Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BTC và Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ và thực hiện:
+ Quản lý tuân thủ pháp luật thuế;
+ Quản lý rủi ro về đăng ký thuế;
+ Quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở của cơ quan thuế;
+ Quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế;
+ Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế;
+ Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
+ Quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ;
+ Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế thuộc trường hợp kiểm soát, giám sát trọng điểm;
+ Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân;
+ Áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
- Danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC được cập nhật trên ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm tổng hợp, cập nhật, quản lý thông tin người nộp thuế có rủi ro để phục vụ cho công tác quản lý thuế trong toàn ngành thuế.
- Tổng cục Thuế quy định chi tiết định kỳ việc đánh giá, lập danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC để xác định trọng điểm trong công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ.
- Nếu có thông tin nghi ngờ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, qua đơn thư tố cáo, qua thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều tra, thủ trưởng cơ quan thuế quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra, thay đổi biện pháp quản lý thuế khác theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trách nhiệm quản lý rủi ro của cơ quan nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về trách nhiệm thi hành của cơ quan nhà nước như sau:
- Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư 31/2021/TT-BTC có trách nhiệm ban hành:
+ Các chỉ số tiêu chí quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ; định kỳ hàng năm có thể thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung chỉ số tiêu chí đảm bảo tính cập nhật, phù hợp thực tế;
+ Các quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp, công chức thuế và biện pháp thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro; điểm số, trọng số và biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
+ Các quy trình, quy chế, quy định, hướng dẫn việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
- Đơn vị Quản lý rủi ro là đơn vị đầu mối, chủ trì có trách nhiệm:
+ Quản lý, vận hành ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro theo phân cấp;
+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro; các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
+ Quản lý bộ chỉ số tiêu chí do Tổng cục trưởng ban hành tại điểm a khoản 2 Điều này trên hệ thống thông tin quản lý rủi ro và các hệ thống thông tin liên quan; theo dõi, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các chỉ số tiêu chí đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
- Các Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực, Cục Thuế, các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, công chức thuế có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung quy định về thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro tại Thông tư 31/2021/TT-BTC và các văn bản quy định khác có liên quan.
- Từ ngày 01/7/2025, hóa đơn chứng từ được quy định như thế nào? Hàng quảng cáo có cần phải lập hóa đơn không?
- Danh mục 05 chi phí tố tụng mới nhất từ 01/07/2025?
- Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của nhà nước hiện nay như thế nào?
- Chi phí đi lại là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Chi phí thù lao là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Mẫu tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2024? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
- Giá chuyển nhượng đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn là gì?
- Lịch nghỉ Tết 2025 xổ số miền Bắc, miền Trung, miền Nam? Trúng xổ số có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Chính thức có Pháp lệnh Chi phí tố tụng mới từ 01/07/2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Tết 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh đầy đủ nhất? Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ thuế điện tử vào mùng 1 Tết không?