Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế là gì?

Trưởng đoàn thanh tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 117 Luật Quản lý thuế 2019 thì trưởng đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra thuế;

- Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

- Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;

- Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

- Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;

- Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;

- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

- Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;

- Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 Luật Quản lý thuế 2019.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế là gì? (Hình từ Internet)

Đối tượng thanh tra thuế có các quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ tại Điều 118 Luật Quản lý thuế 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế như sau:

* Đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:

- Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

- Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;

- Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;

- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.

* Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành quyết định thanh tra thuế;

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

- Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Ký biên bản thanh tra.

Kết luận thanh tra thuế phải có nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 119 Luật Quản lý thuế 2019 thì kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:

- Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;

- Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thanh tra lại trong thanh tra thuế khi nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 120 Luật Quản lý thuế 2019 thì việc thanh tra lại trong thanh tra thuế được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây:

- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;

- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;

- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra hoặc có dấu hiệu rủi ro cao theo tiêu chí đánh giá rủi ro qua phân tích đánh giá rủi ro;

- Người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.

Đoàn thanh tra thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế là gì?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;