Nguyên tắc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế?

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thực hiện theo nguyên tắc nào?

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế gồm các biện pháp nào?

Theo khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế gồm:

(1) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;

(2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

(3) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

(4) Ngừng sử dụng hóa đơn;

(5) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;

(6) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

(7) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:

- Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại (1), (2), (3), căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;

- Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại (4), (5), (6), (7), trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau;

- Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019.

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế?

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế? (Hình từ Internet)

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 134 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang nắm giữ được áp dụng khi cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.

Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như sau:

- Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ thay cho đối tượng bị cưỡng chế;

- Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.

Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 134 Luật Quản lý thuế 2019, trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế được quy định như sau:

(1) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang nắm giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản;

(2) Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được chuyển trả tiền, tài sản khác cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý thuế để làm thủ tục bán đấu giá tài sản;

(3) Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì phải có văn bản giải trình với cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị coi là nợ tiền thuế của Nhà nước và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019.

Lưu ý: Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Cưỡng chế thi hành
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm nội dung chính nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;