Người nước ngoài có thu nhập từ đầu tư vốn tại Việt Nam thì tính thuế thu nhập cá nhân thế nào?
Người nước ngoài là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP có quy định:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định này. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại ViệtNam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.
Theo đó, việc phân biệt cá nhân nước ngoài là cá nhân cư trú hay không cư trú sẽ phụ thuộc vào thời gian hiện diện và nơi ở của họ tại Việt Nam. Cụ thể:
(1) Cá nhân cư trú
Cá nhân cư trú là người sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh cả trong và ngoài Việt Nam. Cá nhân được coi là cư trú tại Việt Nam nếu đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên:
+ Tính trong một năm dương lịch hoặc
+ Tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, theo 1 trong 2 trường hợp:
+ Đăng ký thường trú theo pháp luật về cư trú, hoặc
+ Có nhà thuê để ở với hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Lưu ý: Nếu cá nhân có nơi ở thường xuyên nhưng có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, cá nhân đó vẫn được coi là cư trú tại Việt Nam, trừ khi chứng minh được là đối tượng cư trú của nước khác.
(2) Cá nhân không cư trú
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng bất kỳ điều kiện nào trong các quy định trên. Cá nhân không cư trú sẽ chỉ chịu thuế với thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài có thể là cư trú hoặc không cư trú tùy theo thời gian hiện diện và nơi ở tại Việt Nam.
Người nước ngoài có thu nhập từ đầu tư vốn tại Việt Nam thì tính thuế thu nhập cá nhân thế nào? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài có thu nhập từ đầu tư vốn tại Việt Nam thì tính thuế thu nhập cá nhân thế nào?
(1) Đối với người nước ngoài cá nhân cư trú theo Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này.
2. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau:
a) Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
b) Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
c) Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
d) Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
4. Cách tính thuế
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 5%
Như vậy, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn được tính theo công thức sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 5%
* Về thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau:
- Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm theo hướng dẫn tại điểm d khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
- Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
- Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn tại điểm g khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
- Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
(2) Đối với người nước ngoài là cá nhân không cư trú, theo Điều 19 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định:
Đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (×) với thuế suất 5%.
Thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3, Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú cũng thực hiện tương tự như đối với cá nhân cư trú. Việc tính thuế sẽ được thực hiện trên tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
Thu nhập từ đầu tư vốn chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các khoản nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định thu nhập từ đầu tư vốn bị tính thuế là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức sau:
(1) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.
(2) Các khoản lợi tức:
+ Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã;
+ Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
+ Lợi tức từ việc góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn.
(3) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
(4) Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành, trừ thu nhập được miễn thuế theo hướng dẫn tại tiết g.1 và g.3, điểm g khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
(5) Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế.
(6) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.
- 3 loại phí ra sổ hồng chung cư là gì?
- Mẫu CTT50 là mẫu biên lai thu thuế đúng không?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ là mẫu nào theo Thông tư 78?
- Thuế chuyển nhượng bất động sản năm 2024 là gi?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01b-hsb bhxh phần danh sách đề nghị? Mức hưởng dưỡng sức sau thai sản có đóng thuế TNCN không?
- Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu phần trăm?
- Giảm thuế GTGT 8% đến khi nào?
- Còn hơn 1 tháng nữa sẽ hết giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8 phần trăm trong năm 2024 đúng không?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Tiền phụ cấp độc hại của người lao động có chịu thuế TNCN không?
- Đạt giải Hoa hậu Quốc tế 2024 có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?