Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử nhưng không phải sử dụng chứng thư số trong trường hợp nào?
Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử nhưng không phải sử dụng chứng thư số trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 19/2021/TT-BTC các trường hợp mà người nộp thuế khi thực hiện giao dịch thuế điện tử không phải sử dụng chứng thư số là:
- Người nộp thuế là cá nhân đã có mã số thuế chưa được cấp chứng thư số.
- Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế lần đầu và cấp mã số thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
- Người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử nhưng không phải sử dụng chứng thư số trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có mấy phương thức giao dịch thuế điện tử hiện nay?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về các phương thức giao dịch thuế điện tử như sau:
Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử
...
2. Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
a) Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
c) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
d) Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
đ) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
3. Đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử
a) Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
b) Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản hệ thống.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hiện nay có 5 phương thức giao dịch thuế điện tử đó là:
- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
Đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì việc đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử được quy định như sau:
- Người nộp thuế đã được cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư 19/2021/TT-BTC nếu có thay đổi, bổ sung thông tin đã đăng ký giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế thì có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin ngay khi có thay đổi. Người nộp thuế truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế (theo mẫu số 02/ĐK-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC), ký điện tử và gửi đến cơ quan thuế.
+ Chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được thông tin thay đổi, bổ sung của người nộp thuế, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo (theo mẫu số 03/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC) về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận thông tin đăng ký thay đổi, bổ sung cho người nộp thuế.
- Người nộp thuế đã đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu có thay đổi, bổ sung thông tin đã đăng ký thì thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người nộp thuế đã được cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN theo quy định tại Điều 42 Thông tư 19/2021/TT-BTC, nếu có thay đổi, bổ sung thông tin đã đăng ký giao dịch thuế điện tử thì thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
- Đối với thông tin thay đổi, bổ sung về tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để nộp thuế điện tử thì người nộp thuế thực hiện đăng ký với ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế có tài khoản theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
- Người nộp thuế đăng ký thay đổi phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC và quy định tại Điều 11 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
- Theo quy định mới 2025 thì dịch vụ ăn uống chịu thuế VAT là 8% hay 10%?
- Hóa đơn ăn uống năm 2025 có được giảm thuế VAT không?
- Đáp án heo đi học hôm nay? Quay trúng giải thưởng trên Momo thì có phải đóng thuế TNCN không?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của hộ cá nhân nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp từ 06/02/2025?
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của hộ cá nhân không đầy đủ thì xử lý thế nào từ 06/02/2025?
- Từ ngày 01/01/2025, đeo tai nghe khi lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Bán xe máy có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025 đối với nhóm mặt hàng nào?
- Tổng hợp lời chúc năm mới 2025 dành cho đối tác? Mua hàng hóa dùng để biếu, tặng đối tác Tết 2025 thì người bán có xuất hóa đơn không?
- Lịch âm, lịch dương 2026 năm Bính Ngọ đầy đủ các tháng chi tiết nhất? Dự kiến thời nạn nộp lệ phí môn bài năm 2026 là khi nào?
- Thanh minh là gì? Tết thanh minh 2025 vào ngày nào? Tết Thanh minh 2025 thì cán bộ, công chức thuế có được nghỉ để đi tảo mộ không?