Người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA được không?

Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA được không?

Người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA được không?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 10 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về việc hủy bỏ Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (sau đây gọi là APA) đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
10. Hủy bỏ APA
a) APA có thể bị hủy bỏ trong các trường hợp sau: Người nộp thuế hay bất kỳ bên liên kết nào liên quan tới giao dịch liên kết không tuân thủ theo các điều khoản và điều kiện của APA; người nộp thuế có sai sót hoặc có lỗi trọng yếu trong hồ sơ đề nghị áp dụng APA, báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất; người nộp thuế không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu của báo cáo APA thường niên hoặc thông tin, tài liệu và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thuế; người nộp thuế và cơ quan thuế không thống nhất được kết luận việc sửa đổi APA; cơ quan thuế đối tác đề nghị hủy bỏ APA và được Bộ Tài chính chấp thuận; người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA với lý do hợp lý.
...

Căn cứ trên quy định, APA có thể bị hủy bỏ trong các trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA với lý do hợp lý.

Như vậy, nếu có lý do hợp lý thì người nộp thuế có thể nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA.

Người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA được không?

Người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA được không? (Hình từ Internet)

Tổng cục Thuế có trách nhiệm gì trong trường hợp APA bị hủy bỏ?

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 10 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về việc hủy bỏ Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (sau đây gọi là APA) đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
10. Hủy bỏ APA
...
b) Trường hợp APA bị hủy bỏ, Tổng cục Thuế ban hành văn bản thông báo về việc hủy bỏ APA trong đó nêu rõ lý do hủy bỏ và ngày hiệu lực của việc hủy bỏ APA. Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế phát sinh từ giao dịch được đề cập tại APA bị hủy bỏ theo quy định hiện hành về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho mục đích khai thuế kể từ ngày việc hủy bỏ có hiệu lực.

Như vậy, trường hợp APA bị hủy bỏ, Tổng cục Thuế ban hành văn bản thông báo về việc hủy bỏ APA trong đó nêu rõ lý do hủy bỏ và ngày hiệu lực của việc hủy bỏ APA.

Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế phát sinh từ giao dịch được đề cập tại APA bị hủy bỏ theo quy định hiện hành về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho mục đích khai thuế kể từ ngày việc hủy bỏ có hiệu lực.

Quy định về bảo mật thông tin trong trường hợp hủy bỏ APA như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 45/2021/TT-BTC về bảo mật thông tin như sau:

Bảo mật thông tin
1. Cơ quan thuế, người nộp thuế và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm bảo mật thông tin, dữ liệu được sử dụng trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ APA theo quy định về bảo mật thông tin người nộp thuế tại Điều 99 Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và Hiệp định thuế có liên quan.
2/ Trường hợp hồ sơ APA bị dừng đàm phán, bị rút đơn, bị hủy bỏ hoặc bị thu hồi thì các thông tin, dữ liệu do người nộp thuế cung cấp tại hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức, giải trình theo yêu cầu, báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất sẽ không được cơ quan thuế sử dụng làm chứng cứ hay chứng từ để phục vụ các mục đích kiểm tra, thanh tra hay ấn định thuế đối với người nộp thuế.
Trường hợp các thông tin, dữ liệu do người nộp thuế cung cấp là các thông tin, dữ liệu đã được người nộp thuế công khai thì cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Như vậy, trường hợp hồ sơ APA bị hủy bỏ thì các thông tin, dữ liệu do người nộp thuế cung cấp tại hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức, giải trình theo yêu cầu, báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất sẽ không được cơ quan thuế sử dụng làm chứng cứ hay chứng từ để phục vụ các mục đích kiểm tra, thanh tra hay ấn định thuế đối với người nộp thuế.

Trường hợp các thông tin, dữ liệu do người nộp thuế cung cấp là các thông tin, dữ liệu đã được người nộp thuế công khai thì cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về các thông tin, dữ liệu do người nộp thuế cung cấp tại hồ sơ đề nghị áp dụng APA như sau:

- Người nộp thuế có yêu cầu áp dụng APA nộp đơn đề nghị áp dụng APA chính thức theo Mẫu số 02/APA-CT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP cùng 01 bộ Hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức đến Tổng cục Thuế.

- Trường hợp người nộp thuế đề nghị áp dụng APA song phương hoặc APA đa phương thì người nộp thuế nộp kèm đơn đề nghị tiến hành thủ tục thỏa thuận song phương theo Mẫu số 03/APA-MAP tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

- Người nộp thuế có thể tham vấn ý kiến của Tổng cục Thuế trước khi nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức bằng cách gửi đơn đề nghị tham vấn theo Mẫu số 01/APA-TV tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP đến Tổng cục Thuế.

Hủy bỏ APA
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA được không?
Tác giả:
Lượt xem: 8
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;