Người nộp thuế được hiểu như thế nào?

Trách nhiệm của người nộp thuế sẽ như thế nào? Như thế nào là người nộp thuế?

Người nộp thuế được hiểu như thế nào?

Hiện nay chưa có thông tin cụ thể về khái niệm người nộp thuế là gì theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019, có quy định về người nộp thuế như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Như vậy, có thể hiểu rằng người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế hoặc nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc khấu trừ thuế theo quy định.

Người nộp thuế được hiểu như thế nào?

Người nộp thuế được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)

Người nộp thuế phải có những trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019, thì người nộp thuế phải có những trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

- Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

- Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

- Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

- Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

- Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

- Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.

- Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.

- Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong các hoạt động về thuế?

Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế như sau:

[1]. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

[2]. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.

[3]. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.

[4]. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

[5]. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

[6]. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.

[7]. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

[8]. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

Người nộp thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế có được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế có phải nộp tiền phạt trong thời gian giải quyết khiếu nại thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy đề nghị xác nhận cư trú của người nộp thuế mẫu số 06/HTQT thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế thu nhập cá nhân là những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của người nộp thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bao gồm những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế không cần cung cấp chứng từ nộp thuế bằng giấy trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế đã nộp có thể yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi bao nhiêu?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 98

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;