Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra thuế không? Trường hợp nào người nộp thuế bị kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế?
Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra thuế khi nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 111 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quyền của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Người nộp thuế có các quyền sau đây:
a) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
d) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
đ) Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.
...
Như vậy, người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra thuế khi không có quyết định kiểm tra thuế.
Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra thuế khi nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp nào người nộp thuế bị kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như sau:
(1) Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
(2) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 Luật Quản lý thuế 2019
(3) Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
(4) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
(5) Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
(6) Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
(7) Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 72 Thông tư 80/2021/TT-BTC có quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như sau:
(1) Ban hành Quyết định kiểm tra thuế
- Cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế đối với trường hợp quy định tại Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
- Cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra thuế đối với các nội dung và thời kỳ có rủi ro, trừ kiểm tra hoàn thuế. Quyết định kiểm tra thuế lập theo mẫu số 04/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC
- Thời hạn kiểm tra được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019. Trong trường hợp gia hạn, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người có thẩm quyền ban hành Quyết định gia hạn theo mẫu số 05/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC
(2) Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra trừ trường hợp phải bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 06/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC hoặc hoãn thời gian kiểm tra.
Khi bắt đầu kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra thuế, lập Biên bản công bố và giải thích nội dung Quyết định kiểm tra để người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết định kiểm tra. Biên bản công bố Quyết định kiểm tra được lập theo mẫu số 07/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC
(3) Trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra, thì văn bản phải nêu rõ lý do và thời gian hoãn hoặc trường hợp cơ quan thuế có lý do bất khả kháng phải hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế trước khi hết thời hạn công bố quyết định kiểm tra theo mẫu số 08/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát sinh lý do bất khả kháng, không thể tiếp tục thực hiện kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ban hành Quyết định kiểm tra để tạm dừng kiểm tra. Thời gian tạm dừng không tính trong thời hạn kiểm tra.
(4) Trường hợp trong quá trình kiểm tra thuế phát sinh việc phải điều chỉnh về Quyết định kiểm tra (thay Trưởng đoàn, thành viên hoặc bổ sung thành viên đoàn kiểm tra, bổ sung nội dung, thời kỳ kiểm tra hoặc điều chỉnh giảm thành viên đoàn kiểm tra, nội dung, thời kỳ kiểm tra) thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người có thẩm quyền để ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định kiểm tra. Quyết định điều chỉnh quyết định kiểm tra được thực hiện theo mẫu số 09/KTT, 10/KTT, 11/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
(5) Biên bản kiểm tra thuế
- Kết thúc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, Đoàn kiểm tra lập dự thảo Biên bản kiểm tra theo mẫu số 12/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC và công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và người nộp thuế để có ý kiến, giải trình. Ý kiến, giải trình của người nộp thuế phải được lưu cùng dự thảo biên bản (nếu có). Biên bản công khai dự thảo Biên bản kiểm tra lập theo mẫu số 13/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Việc có ý kiến giải trình, hoàn thiện và ký Biên bản kiểm tra giữa Đoàn kiểm tra với người nộp thuế phải được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
Nếu người nộp thuế vẫn có ý kiến thì được ghi tại Biên bản hoặc lưu cùng Biên bản đã ký. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng (bao gồm cả dấu riêng, giáp lai giữa các trang của biên bản).
- Trường hợp còn vướng mắc về cơ chế chính sách phải xin ý kiến thì ghi nhận tại biên bản. Khi có văn bản trả lời thì Đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với người nộp thuế theo mẫu số 14/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản kiểm tra khi hết thời hạn theo quy định thì Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính về việc không ký biên bản, báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời yêu cầu người nộp thuế ký biên bản kiểm tra.
(6) Xử lý kết quả kiểm tra thuế
- Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với người nộp thuế, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo kết quả kiểm tra với lãnh đạo bộ phận kiểm tra và người ban hành quyết định kiểm tra.
Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế hoặc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp kết quả kiểm tra không xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì người ban hành Quyết định kiểm tra ban hành Kết luận kiểm tra theo mẫu số 15/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC
- Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế để xem xét tiến hành thanh tra hoặc chuyển hồ sơ kiểm tra sang cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục và thời hạn ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế, chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thực hiện hoặc chuyển hồ sơ kiểm tra sang cơ quan điều tra thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, các văn bản hướng dẫn thi hành và Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn.
(7) Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được ghi nhật ký điện tử.
- Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của nhà nước hiện nay như thế nào?
- Chi phí đi lại là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Chi phí thù lao là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Mẫu tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2024? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
- Giá chuyển nhượng đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn là gì?
- Lịch nghỉ Tết 2025 xổ số miền Bắc, miền Trung, miền Nam? Trúng xổ số có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Chính thức có Pháp lệnh Chi phí tố tụng mới từ 01/07/2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Tết 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh đầy đủ nhất? Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ thuế điện tử vào mùng 1 Tết không?
- Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Vietcombank 2025? Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế cho cơ quan thuế không?
- Thời hạn cá nhân tự đi quyết toán thuế TNCN 2025 là khi nào?