Người nộp thuế có phải nộp tiền phạt trong thời gian giải quyết khiếu nại thuế không?

Mẫu đơn khiếu nại thuế có dạng như thế nào? Trong thời gian giải quyết khiếu nại thuế người nộp thuế có phải nộp tiền phạt không?

Khiếu nại thuế là gì? Mẫu đơn khiếu nại thuế có dạng như thế nào?

Theo Điều 147 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Khiếu nại, tố cáo
1. Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Theo đó có thể hiểu khiếu nại thuế là việc người nộp thuế, tổ chức, cá nhân khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Hiện nay, chưa có văn bản thuế nào quy định mẫu đơn khiếu nại thuế. Tuy nhiên người nộp thuế có thể tham khảo mẫu đơn khiếu nại thuế dưới đây:

Tải mẫu đơn khiếu nại thuế: TẢI VỀ

Người nộp thuế có phải nộp tiền phạt trong thời gian giải quyết khiếu nại thuế không?

Khiếu nại thuế là gì? Mẫu đơn khiếu nại thuế có dạng như thế nào? (Hình từ Internet)

Người nộp thuế có phải nộp tiền phạt trong thời gian giải quyết khiếu nại thuế không?

Theo Điều 61 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
1. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật này.

Theo đó trong thời gian giải quyết khiếu nại thuế của người nộp thuế về số tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền phạt đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.

Cơ quan quản lý thuế có quyền và trách nhiệm gì trong việc giải quyết khiếu nại thuế?

Theo Điều 149 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thì trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại thuế cụ thể như sau:

- Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.

- Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp vụ việc khiếu nại phức tạp, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế là người giải quyết khiếu nại thực hiện tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan, bao gồm cả khiếu nại lần đầu.

Khi thực hiện việc tham vấn, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định thành lập Hội đồng tham vấn.

Hội đồng tham vấn hoạt động theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Kết quả biểu quyết là cơ sở để thủ trưởng cơ quan quản lý thuế tham khảo khi ra quyết định xử lý khiếu nại.

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế là người ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định xử lý khiếu nại.

Người nộp thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế có được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế có phải nộp tiền phạt trong thời gian giải quyết khiếu nại thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy đề nghị xác nhận cư trú của người nộp thuế mẫu số 06/HTQT thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế thu nhập cá nhân là những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của người nộp thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bao gồm những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế không cần cung cấp chứng từ nộp thuế bằng giấy trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế đã nộp có thể yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi bao nhiêu?
Tác giả:
Lượt xem: 42
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;