Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp nào khi đang làm việc theo biên chế?

Cưỡng chế thuế đối với người nộp thuế theo biên chế: Quy định và biện pháp thi hành? Có mấy hình thức xử phạt vi phạm phạm hành chính về quản lý thuế?

Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp nào khi đang làm việc theo biên chế?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập như sau:

Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có các trách nhiệm sau đây:
...

Như vậy, áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với cá nhân đang làm việc theo biên chế khi người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp nào khi đang làm việc theo biên chế?

Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp nào khi đang làm việc theo biên chế? (Hình từ Internet)

Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế áp dụng những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 136 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

[1] Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

[2] Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

[3] Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật này.

[4] Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.

[5] Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 và Điều 52 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật này.

[6] Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế của người nộp thuế thì thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.

[7] Trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự

Có mấy hình thức xử phạt vi phạm phạm hành chính về quản lý thuế?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định như sau:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi quy định tại Điều 141 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 của Luật này;
c) Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều 142 của Luật này;
d) Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 của Luật này.
...

Như vậy thông qua quy định trên thì đối với việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế sẽ có 2 hình thức xử phạt đó là cảnh cáo và phạt tiền.

Quyết định hành chính về quản lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025 sửa đổi quy định về áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Định giá tài sản kê biên trong trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp nào khi đang làm việc theo biên chế?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có bị khấu trừ tiền lương không?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 42

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;