Người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế hải quan trong mấy ngày?
Người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế hải quan trong mấy ngày?
Trước hết, căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 46/2020/NĐ-CP có định nghĩa về nợ thuế hải quan như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Nợ thuế hải quan là tiền thuế hải quan mà người khai hải quan chưa nộp vào ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.
...
Có thể hiểu rằng nợ thuế hải quan là nợ một khoản tiền mà người khai hải quan còn chưa nộp cho ngân sách nhà nước mặc dù đã hết thời hạn nộp theo quy định.
Bên cạnh đó, đối với khoản nợ thuế hải quan này thì phải có trách nhiệm theo khoản 8 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP như sau:
- Người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế hải quan trong vòng 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Người bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành, trong trường hợp người khai hải quan không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thuế theo thời hạn quy định tại điểm a khoản này.
Ngoài việc phải thanh toán đủ tiền thuế hải quan, người khai hải quan hoặc người bảo lãnh còn phải thanh toán tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế quy định tại điểm a, điểm b khoản này mà người khai hải quan hoặc người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế hải quan trong 10 ngày.
Người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế hải quan trong mấy ngày? (Hình từ Internet)
Thời gian hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2020/NĐ-CP hình thức và thời gian hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan như sau:
- Về hình thức hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan:
Việc hỗ trợ thu hồi nợ thuế được thực hiện bằng hình thức văn bản hoặc thông qua hệ thống điện tử. Khi có yêu cầu hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan, cơ quan hải quan yêu cầu hỗ trợ phải cung cấp cho cơ quan hải quan được yêu cầu hỗ trợ các thông tin tối thiểu sau:
+ Tên, mã số của người khai hải quan;
+ Số tờ khai quá cảnh, ngày đăng ký;
+ Số GRN;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành bảo lãnh;
+ Số tiền và lý do phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp;
+ Các thông tin khác (nếu cần).
Việc cung cấp, bảo mật thông tin thực hiện theo Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan.
- Về thời hạn xử lý yêu cầu hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hỗ trợ, cơ quan hải quan được yêu cầu hỗ trợ phải thông báo cho cơ quan hải quan yêu cầu hỗ trợ biết về các thông tin:
+ Các hoạt động tiến hành để thu hồi nợ thuế hải quan và kết quả thu hồi nợ thuế hải quan (nếu có);
+ Lý do không thu hồi được, chưa thu hồi đủ hoặc từ chối hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan.
- Đồng thời việc ngừng hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan sẽ áp dụng cho trường hợp sau:
Trường hợp người khai hải quan xuất trình chứng từ, tài liệu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng minh khoản nợ thuế hải quan đang được xem xét tại nước phát sinh nợ thuế thì cơ quan hải quan được yêu cầu hỗ trợ tạm ngừng các hoạt động thu hồi nợ thuế hải quan và có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan yêu cầu hỗ trợ.
Như vậy, thời gian hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan trong thời hạn 60 ngày.
Hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS có phát sinh tiền thuế hải quan không?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2020/NĐ-CP hình thức và thời gian hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan như sau:
Trường hợp phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp và giảm thuế hải quan
1. Các trường hợp sau đây được xác định là phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp:
a) Hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này hoặc sau 30 ngày mà cơ quan hải quan điểm đi không nhận được hồ sơ, chứng từ của người khai hải quan hoặc của các cơ quan hải quan trong hành trình quá cảnh chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
b) Hàng hóa quá cảnh chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hóa so với khai báo và các trường hợp khác làm phát sinh số thuế phải nộp.
2. Địa điểm xác định phát sinh số tiền thuế hải quan phải nộp là nơi hàng hóa quá cảnh xảy ra việc di chuyển bất hợp pháp hoặc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số và các trường hợp khác dẫn đến phát sinh tiền thuế hải quan. Trường hợp không xác định được địa điểm cụ thể thì nơi phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp là nơi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện hàng hóa quá cảnh xảy ra việc di chuyển bất hợp pháp hoặc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số và các trường hợp khác dẫn đến phát sinh tiền thuế hải quan.
3. Người chịu trách nhiệm đối với tiền thuế hải quan phát sinh phải nộp gồm có:
a) Người khai hải quan là người chịu trách nhiệm đầu tiên đối với số tiền thuế hải quan phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh;
b) Người bảo lãnh chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền thuế hải quan phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh nếu người khai hải quan không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế hải quan;
c) Người di chuyển hoặc tham gia vào quá trình di chuyển hàng hóa bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chịu trách nhiệm thanh toán nợ thuế hải quan tương ứng với lượng hàng hóa di chuyển bất hợp pháp. Việc thanh toán tiền thuế hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định này.
Người sở hữu hoặc nắm giữ hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chịu trách nhiệm thanh toán nợ thuế hải quan tương ứng với lượng hàng hóa sở hữu hoặc nắm giữ do di chuyển bất hợp pháp. Việc thanh toán tiền thuế hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định này.
4. Giảm thuế, không thu thuế nhập khẩu:
a) Trường hợp hàng hóa quá cảnh đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì được giảm thuế nhập khẩu. Mức giảm thuế tương đương tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế;
b) Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền giảm thuế nhập khẩu, không thu thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, đối chiếu quy định thì hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS là một trong những trường hợp phát sinh tiền thuế hải quan.
- Thuế giá trị gia tăng có áp dụng đối với hoạt động dạy học từ ngày 01/07/2025 không?
- Nước sạch phục vụ sản xuất từ ngày 01/07/2025 áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
- Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí? Công tác phí của người lao động có tính thuế thu nhập cá nhân?
- Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2030?
- Hướng dẫn đăng nhập canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ hộ cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử kê khai nộp thuế?
- Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng với mủ cốm từ ngày 01/07/2025 là bao nhiêu?
- Quy định về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đầu tư từ ngày 01/07/2025 được quy định như thế nào?
- Ngày dương của mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy? Thời hạn nộp báo cáo tài chính 2024 của doanh nghiệp tư nhân rơi vào mùng 2 Tết?
- Thời hạn để thay đổi kỳ tính thuế GTGT, TNCN theo tháng sang quý năm 2025 là ngày mấy?
- Ngày 12 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? Tháng Chạp có những ngày lễ gì? Hạn nộp thuế rơi vào ngày lễ thì phải làm sao?