Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là gì?

Hồ sơ thuế sử dụng ngôn ngữ nào? Người nộp thuế có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin trong hồ sơ thuế?

Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là gì?

Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
9. Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, không thu thuế; hồ sơ hải quan; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
...

Theo đó, hồ sơ thuế được hiểu là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, không thu thuế; hồ sơ hải quan; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Và theo Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định như sau:

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế
Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản sao hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư này.

Theo đó, ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt.

Nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là gì?

Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là gì? (Hình từ Internet)

Người nộp thuế có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin trong hồ sơ thuế?

Căn cứ Điều 97 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin
1. Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn thông tin trong hồ sơ thuế, thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
2. Cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông qua kết nối mạng với các hệ thống thông tin của cơ quan quản lý thuế theo yêu cầu.

Theo đó, người nộp thuế phải cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn thông tin trong hồ sơ thuế.

Cơ quan thuế ban hành thông báo lần 1 yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 71 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định như sau:

Kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế
...
3. Kiểm tra hồ sơ thuế
Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích hồ sơ thuế mà có nội dung khai không chính xác, khai thiếu hoặc có những nội dung cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 1) theo mẫu số 01/KTT về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo về việc giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu, người nộp thuế phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu. Việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản (bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử).
Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì cơ quan thuế lập Biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
...

Theo đó, cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 1) về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu khi cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích hồ sơ thuế mà có nội dung khai không chính xác, khai thiếu hoặc có những nội dung cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau.

Hồ sơ thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kê khai sai hồ sơ thuế bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn giải trình kê khai sai hồ sơ thuế mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thuế được phân thành mấy mức độ rủi ro?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thuế theo Luật Quản lý thuế có nghĩa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thuế gồm những hồ sơ nào? Hồ sơ hải quan có phải hồ sơ thuế không?
Tác giả:
Lượt xem: 71
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;