Ngày 12 tháng 12 là ngày gì? Hàng hoá khuyến mại có phải tính thuế GTGT không?

Có sự kiện gì vào ngày 12 tháng 12? Hàng hoá khuyến mại có phải tính thuế GTGT không?

Ngày 12 tháng 12 là ngày gì?

Ngày 12 tháng 12 là ngày hội siêu giảm giá có nguồn gốc từ Trung Quốc theo Dương lịch. Với tên gọi là “Shuangshier” hoặc ngày “Thương xót tín đồ mua sắm”, “Thích thì giảm giá”. Đây cũng được xem là một biến thể của ngày siêu giảm giá nhân dịp ngày độc thân 11/11.

Ngoài ra, ngày 12 tháng 12, còn được biết đến như lễ hội mua sắm trực tuyến cuối năm, là một sự kiện lớn tương tự như ngày 9/9, Black Friday và Cyber Monday. Đây là cơ hội cuối cùng trong năm để các doanh nghiệp thực hiện các chương trình giảm giá sâu, kích cầu tiêu dùng và giải phóng hàng tồn kho, chuẩn bị cho năm mới. Người tiêu dùng cũng có thể tận dụng ngày này để mua sắm những món đồ yêu thích với giá ưu đãi.

Đối với các doanh nghiệp thì đây chính là một chiến lược thông minh giúp thúc đẩy doanh số. Vì thời gian này là dịp cuối năm và khách hàng có xu hướng mua sắm rất nhiều. Việc tung ra những chương trình khuyến mãi sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn động cơ mua hàng. Tại Việt Nam, các sự kiện của ngày 12 tháng 12 cũng được hưởng ứng vô cùng mạnh mẽ. Nhiều thương hiệu, cửa hàng đã sớm thông báo các chương trình sale cho ngày 12 tháng 12. Những mặt hàng được giảm giá mạnh có thể kể đến như: Đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, thiết bị điện tử,...

Bên cạnh đó theo lịch Âm thì ngày 12/12 chính là ngày giỗ tổ nghề may. Đây là ngày mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những ai theo nghề may mặc. Là dịp quan trọng để họ bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những người có công gây dựng và truyền nghề. Mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc về đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Ngày 12 tháng 12 là ngày gì?

Ngày 12 tháng 12 là ngày gì? (Hình ảnh từ Internet)

Hàng hoá khuyến mại có phải tính thuế GTGT không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định tính thuế GTGT đối với hàng hóa khuyến mại như sau:

Giá tính thuế
...
5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Một số hình thức khuyến mại cụ thể được thực hiện như sau:
a) Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì giá tính thuế đối với hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0.
Trường hợp chương trình khuyến mại vào tháng 12/2014 không được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, Công ty TNHH P phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số sản phẩm tặng kèm khi mua sản phẩm trong tháng 12/2014.
b) Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.
Giá tính thuế GTGT đối với một thẻ cào mệnh giá 100.000 đồng trong thời gian khuyến mại được tính như sau:
c) Đối với các hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ thì không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ tặng kèm.
...

Theo đó, đối với hàng hoá khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0);

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.

Như vậy, hàng hoá khuyến mại không phải tính thuế GTGT nếu tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thương mại.

Hàng hóa khuyến mại có phải xuất hóa đơn không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
2. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
...

Như vậy, theo quy định trên thì người bán phải xuất hóa đơn để giao cho người mua bao gồm cả trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

Cùng chủ đề
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;